Hyperlapse là gì? Cách quay Hyperlapse trong nhiếp ảnh.

Hyperlapse là dạng video tua nhanh giúp người xem thấy được những chuyển động mà mắt thường không thể thấy được. Khi quay một thước phim Hyperlapse máy ảnh sẽ di chuyển nhiều hơn và trong khung hình cần một đối tượng cố định. Vì lẽ đó Hyperlapse được xem là có xu hướng điện ảnh và giàu cảm xúc hơn. Cùng FPT Arena tìm hiểu chi tiết kỹ thuật Hyperlapse là gì, có sự khác nhau như nào với Timelapse và cách quay Hyperlapse qua bài viết dưới đây.

1. Hyperlapse là gì?

Theo wikipedia hyperlapse hay còn gọi là walklapse hoặc spacelapse, đây là một kỹ thuật phơi sáng trong nhiếp ảnh chuyển dịch thời gian, trong đó vị trí của máy ảnh được thay đổi giữa các lần phơi sáng để tạo một video ảnh chụp liên tục theo chuỗi thời gian. Giải thích một cách đơn giản thì hyperlapse giúp người quay phim rút ngắn được thời gian của video bằng cách tăng tốc thời gian của video so với thời gian thực.

Hình ảnh sử dụng kỹ thuật hyperlapse
Hình ảnh sử dụng kỹ thuật hyperlapse

Để tạo ra một video hyperlapse có chiều sâu và gây ấn tượng được cho người xem thì cần phải bỏ ra rất nhiều công sức. Nếu làm hyperlapse thủ công, người làm cần sử dụng một phần mềm chuyên dụng để có thể ổn định video tránh cho đoạn video bị rung lắc và hỗn loạn. Tuy nhiên một số các thiết bị ngày nay đã được tích hợp tính năng ổn định hình ảnh để người dùng có thể an tâm sử dụng mà không mất nhiều thời gian chỉnh sửa.

2. Những điểm giống và khác nhau của Hyperlapse và Timelapse?

Hyperlapse thường hay bị nhầm lẫn với kỹ thuật timelapse do chúng đều là kỹ thuật quay mang đến những thước phim ngắn chuyển động nhanh. Vậy điểm giống và khác nhau của hai phương pháp này là gì và khi nào thì nên sử dụng hai kỹ thuật này?

Giống nhau

Hai kỹ thuật này đều là dạng tua nhanh khoảnh khắc, giúp người xem có góc nhìn về các chuyển động đang diễn ra mà mắt thường khó có thể thấy được. Có thể kế đến như quá trình cây trưởng thành, vlog lái xe, vlog về một ngày học tập, đi chơi hoặc là sự chuyển động của Trái Đất,…

Hyperlapse và Timelapse đều có cùng một chức năng rút ngắn thời lượng video 
Hyperlapse và Timelapse đều có cùng một chức năng rút ngắn thời lượng video

Khác nhau 

Với kỹ thuật Hyperlapse, máy ảnh sẽ dịch chuyển ở nhiều góc quay như ra xa, xoay quanh,… thay vì cố định một chỗ như Timelapse. Bạn có thể cầm máy đi khắp mọi nơi và có thể quay ở mọi góc độ như vừa đi bộ (hoặc đi xe) vừa quay video, sau đó thì tua nhanh hơn. Do đó, kĩ thuật Hyperlapse có xu hướng điện ảnh và thú vị hơn.

Tuy nhiên, các nhiếp ảnh gia quay Hyperlapse bị giới hạn chủ thể so với kỹ thuật timelapse bởi người chụp cần phải di chuyển rất nhiều trong một không gian rộng. Điểm cộng khi sử dụng điện thoại quay Hyperlapse là hình ảnh cho ra sẽ ổn định và mượt mà hơn.

Trái ngược với Hyperlapse phải di chuyển nhiều thì timelapse chỉ cần người quay đặt điện thoại hay camera ở một vị trí cố định và chụp liên tục nhiều tấm hình, sau đó ghép nó thành một video để tạo hiệu ứng tua nhanh thời gian. Ngoài ra kỹ thuật timelapse cần quay trong khoảng thời gian dài nên sẽ tốn ít dung lượng của máy hơn.

Video timelapse là một cách tuyệt vời để thể hiện dòng chảy thời gian. Chế độ này được ứng dụng nhiều vào trong nghệ thuật lẫn khoa học. Có thể kể đến những thước phim quay cảnh bình minh, hoàng hôn hay cảnh xe cộ đông đúc, hoặc có thể là quá trình đâm chồi nảy lộc của một cái cây,… Với kỹ thuật này bạn có thể chụp hình mỗi giờ, ngày, tuần hay bất kể đơn vị thời gian nào

➡️➡️➡️ Tìm hiểu chi tiết: Typeface là gì? Những điều bạn nên biết về typeface

3. Khi nào nên dùng Hyperlapse và Timelapse

Nếu bạn cần quay quá trình phát triển và thay đổi thì hãy chọn chế độ timelapse, còn nếu bạn cần camera chuyển động thì chọn chế độ hyperlapse. Ngoài ra, nếu bạn cần quay trong một khoảng thời gian dài thì timelapse sẽ là lựa chọn mang lại hiệu quả hơn. Nguyên do là vì mọi camera đều bị giới hạn bộ nhớ và có khoảng thời gian quay nhất định.

Công nghệ ngày càng phát triển, nhiều loại camera được tích hợp sẵn tính năng hyperlapse hoặc có các ứng dụng hỗ trợ, chỉnh sửa đi kèm. Ngoài ra có nhiều ứng dụng của bên thứ ba phát triển và cung cấp tính năng này trên điện thoại và máy tính. Điển hình có thể kế đến các dòng máy của Samsung Galaxy hay phần mềm Hyperlapse của Instagram,… Giờ đây bạn đã có thể dễ dàng tạo ra những video Hyperlapse của chính mình.

Hyperlapse xuất hiện trên các dòng máy của nhà Samsung Galaxy
Hyperlapse xuất hiện trên các dòng máy của nhà Samsung Galaxy

4. Cách quay Hyperlapse trong nhiếp ảnh 

Để cho ra đời những thước phim Hyperlapse độc đáo và có chiều sâu, bạn có thể tham khảo một số bước dưới đây để cho ra những video ấn tượng nhất:

Chọn địa điểm có nhiều không gian 

Vì đặc thù của việc quay Hyperlapse là phải di chuyển xung quanh khá nhiều. Vậy nên để cho ra những thước phim tốt nhất, bạn cần chọn địa điểm quay ở những nơi rộng, thoáng và bằng phẳng để dễ dàng di chuyển và đổi góc máy. Một lưu ý nhỏ khi chọn địa điểm quay  là hạn chế những nơi đông người qua lại, tránh cho việc video không có chủ thể cố định

Lựa chọn cách di chuyển ống kính

Với những người mới bắt đầu quay Hyperlapse, để tránh việc video làm ra bị rối mắt thì nên chọn di chuyển theo một cách trước, sau đó có thể kết hợp các chuyển động lại với nhau. Hiện nay, có ba cách di chuyển phổ biến nhất đó là:

  • Di chuyển xa dần chủ thể được chọn
  • Di chuyển tiến dần tới chủ thể được chọn
  • Di chuyển xung quanh chủ thể được chọn
Các cánh di chuyển ống kính khi quay Hyperlapse
Các cánh di chuyển ống kính khi quay Hyperlapse

Quay ở chế độ thủ công và ở định dạng RAW

Khi quay ở chế độ thủ công bạn sẽ có toàn quyền kiểm soát máy ảnh theo từng nhu cầu của bản thân. Điều này đảm bảo tất cả những bức ảnh cho ra đều nhất quán và đồng đều. Ở định dạng RAW cho phép bảo toàn dữ liệu ảnh cũng như giúp việc chỉnh sửa ảnh ở hậu kỳ được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi lưu ảnh với định dạng RAW sẽ tốn nhiều dung lượng thẻ nhớ hơn ảnh JPEG.

Quay Hyperlapse ở định dạng RAW và sử dụng chế độ thủ công 
Quay Hyperlapse ở định dạng RAW và sử dụng chế độ thủ công

Chọn và cố định tiêu điểm 

Điểm quan trọng trong kỹ thuật Hyperlapse đó là tiêu điểm, điều này giúp khung hình của bạn luôn được cố định và ổn định, nhờ vậy những bức ảnh chụp ra đều mang tính đồng nhất. Nếu chủ thể trong khung hình không có bất cứ tiêu điểm nào hoặc xung quanh di chuyên rất nhiều thì sẽ rất khó để tạo ra những thước phim Hyperlapse có chiều sâu và mượt mà. Để hạn chế vấn đề này xảy ra, bạn cần tìm tiêu điểm để lấy nét, thông thường có thể là cạnh của mái nhà hoặc bất cứ điều gì thực sự nổi bật.

Xác định và cố định tiêu điểm của video
Xác định và cố định tiêu điểm của video

Ngoài việc sử dụng máy ảnh để quay và cho ra những thước phim Hyperlapse thì có thể sử dụng những ứng dụng của bên thứ ba để dễ dàng thực hiện. Có thể kể đến phần mềm Hyperlapse from Instagram, việc sử dụng phần mềm này vô cùng dễ dàng qua 4 bước đơn giản, cụ thể như sau:

  • Bước 1: Mở ứng dụng Hyperlapse from Instagram, xác định đối tượng muốn quay và chọn chiều cần quay phù hợp
  • Bước 2: Đồng thời nhấn và giữ nút quay phim để quay và khi muốn kết thúc chỉ cần thả ra
  • Bước 3: Chọn tốc độ video trên thanh trượt, chỉ cần nhấn dấu tick để xác nhận là hoàn thành video
  • Bước 4: Nhấn nút Share để chia sẻ video hoặc lưu video về máy

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về kỹ thuật Hyperlapse. Mong rằng với những thông tin này bạn sẽ phần nào hiểu được về nó. Và nếu bạn đang kiếm tìm một con đường để trở thành một nhà thiết kế chuyên nghiệp thì đừng chần chừ gì mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua website https://arena.fpt.edu.vn/ để tham gia khóa học nhé!

Nguồn: arena.fpt.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *