Branding photography ngày càng trở nên quan trọng. Không đơn giản là một thuật ngữ mới. Đây còn là công cụ chuyển tải nội dung rất quan trọng trong môi trường digital marketing ngày nay
Bức ảnh chụp tổng thống Obama giơ tay “vẫy” cầu vồng khi ông lên chuyên cơ Air Force One tại Sân bay Quốc tế Norman Manley trước khi rời khỏi Kingston, Jamaica tháng 4 năm 2015
Ở Mexico, không biết từ bao giờ đã xuất hiện loài quý hoa Agave Americana – “hoa thế kỷ”. Điều đặc biệt là loại hoa này 100 năm mới trổ bông một lần duy nhất trong đời sinh trưởng. Muốn chứng kiến hoa nở, các nhà khoa học phải chờ đợi hàng chục năm. Nếu bỏ lỡ khoảnh khắc từng cánh hoa “bung lụa”, công sức chờ đợi mấy chục năm tàn rơi theo những cánh hoa.
Tại Mỹ, sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ, Barack Obama bổ nhiệm ngay Pete Souze – cựu phóng viên National Geographic làm Giám đốc hình ảnh Nhà Trắng và là nhiếp ảnh gia riêng.
Bạn cảm nhận như thế nào về bức ảnh chụp tổng thống Obama giơ tay “vẫy” cầu vồng khi ông lên chuyên cơ Air Force One tại Sân bay Quốc tế Norman Manley trước khi rời khỏi Kingston, Jamaica tháng 4 năm 2015?
Nước Mỹ “bắc cầu vồng” mở ra mối hợp tác trên nhiều lĩnh vực (tựa 7 sắc màu) với một quốc gia khác. Nước Mỹ – tổng thống Mỹ có vị thế tiên phong nền kinh tế chính trị thế giới? Hay mô tả Tổng thống Mỹ như một nhân vật siêu thực, siêu anh hùng? Cầu vồng là bất chợt, nhưng không có gì là do may mắn. May mắn đến từ hoạch định của chính Obama.
Tại Việt Nam, vào năm 2014, Phó Thủ tướng CHLB Đức kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Năng lượng Sigmar Gabriel đến tham quan công ty thời trang Vanlaack Asia ở Việt Nam. Tại đây, chỉ trong một chút thời gian thư giãn hiếm hoi, ngài Sigmar với bộ cánh hoàn hảo của chính khách, đã thưởng thức ly café có in logo Vanlaack.
Người chớp được khoảnh khắc này trong tích tắc là nhiếp ảnh gia Ben Karamen. Công ty Ben Media của nhiếp ảnh gia này cũng là agency về ảnh và video đầu tiên tại Việt Nam chuyên sâu về Brand photography (Xây dựng thương hiệu bằng hình ảnh). Hiện Ben là đối tác của nhiều công ty trong và ngoài nước như: RMA, Bitexco, GotIt!, Thái Bình Seed, VNImation…
Nhà khoa học trong hàng chục năm chỉ cần một khoảnh khắc để chớp được khoảnh khắc loài quý hoa Agave Americana. Giám đốc hình ảnh Nhà Trắng chỉ chờ khoảnh khắc cánh tay vẫy của Tổng thống Obama “giao thoa” với ánh cầu vồng để có bức ảnh mang thông điệp đầy ý nghĩa. Tay máy của Ben Media chỉ chờ giây phút Bộ trưởng Sigmar Gabriel nhấp ngụm cà phê có logo Vanlaack.
Nhiếp ảnh gia Marlene Hielema của tạp chí nhiếp ảnh nổi tiếng thế giới Imagemaven cho rằng, có ba tiêu chí để đánh giá giá trị một bức ảnh. Đó là kỹ thuật, nghệ thuật và cảm xúc.
• Kỹ thuật phải nói là khó đi! Có phải ai cầm máy lên là có thể chụp được một bức ảnh đúng kỹ thuật đâu? Tư thế cầm máy, cách chọn góc, bố cục khuôn hình, ánh sáng, màu sắc, độ tương phản, độ nét… Mỗi lần nín thở bấm máy là đã phải tính hàng chục yếu tố rồi.
• Khi đã có kỹ thuật, để đạt được thêm yếu tố nghệ thuật lại khó hơn nữa. Bức ảnh này có gì sáng tạo không? Có đúng thủ pháp nghệ thuật không? Nếu thợ chụp hình muốn được gọi là nhiếp ảnh gia thì lại phải nâng bản thân mình lên một tầm cao nữa trong sáng tạo.
• Còn cảm xúc thì sao? Đó lại là một “cảnh giới” khác. Vì chả phải tác phẩm nghệ thuật nào cũng mang lại cảm xúc cho người xem. Và ngược lại, đôi khi, nhiếp ảnh gia có thể vứt hết những yếu tố kỹ thuật và nghệ thuật đi, chỉ để đạt được thông điệp mạnh mẽ và khác biệt sau bức ảnh.
Đằng sau ống kính đòi hỏi không chỉ góc nhìn thạo nghề. Để có một bức ảnh chuyển tải thông điệp làm rung động khách hàng, thương hiệu cần một đôi “mắt thần” giao cảm với bộ óc nhạy bén, am hiểu kiến thức thương hiệu. Chụp ảnh để chuyển tải được thông điệp của thương hiệu (Branding Photography).
Truyền thông thương hiệu bằng hình ảnh là sử dụng hình ảnh để truyền tải câu chuyện, định vị, giá trị, tính cách khác biệt của thương hiệu đến công chúng mục tiêu. Hình thức content dạng này thể hiện rõ nhất qua các sự kiện, hành động vào những dịp quan trọng của doanh nghiệp. Đây cũng là hình thức content dễ dàng bị bỏ lỡ nhất.
Anh Ben Karament (Công ty Ben Media) cho rằng để trở thành một chuyên gia Brand Photography cần hội đủ cả hai yếu tố: kỹ thuật chụp ảnh chuyên nghiệp và kiến thức hiểu biết về thương hiệu. Không thiếu nhiếp ảnh gia chụp ảnh đẹp. Nhưng khi chụp ảnh Brand Photography, nhiếp ảnh gia cần cảm nhận được bản sắc riêng của thương hiệu để có thể chọn được những góc máy hay khuôn hình lột tả được bản sắc riêng này.
Branding photography ngày càng trở nên quan trọng. Không đơn giản là một thuật ngữ mới. Đây còn là công cụ chuyển tải nội dung rất quan trọng trong môi trường digital marketing ngày nay
10 năm chỉ có một khoảnh khắc chứng kiến loài hoa quý Agave Americana toả hương.
Cả chuyến đi của Tổng thống Barack Obama chỉ có một khoảnh khắc xuất hiện khung cảnh vẽ nên bức ảnh đáng nhớ.
Một chuyến thăm của bộ trưởng kinh tế Đức chỉ có một khoảnh khắc để thương hiệu Vanlaack toả sáng.
Đó là những khoảnh khắc vàng mang tên Branding photography.
Đức Sơn – Giám đốc điều hành Richard Moore Associates
Theo Trí Thức Trẻ