Nếu là chủ nhà hàng, bạn sẽ biết rằng ngành công nghiệp nhà hàng không bao giờ “ngủ”. Đặc biệt, hơn bao giờ hết, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt, ngành nhà hàng thay đổi nhanh chóng theo từng ngày. Điều này buộc các chủ doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng bằng mọi cách phải theo kịp để thu hút khách hàng. Một trong những cách tốt nhất để đạt được mục tiêu trên là thông qua các chiến dịch tiếp thị nhà hàng.
Những nỗ lực tiếp thị thông minh, nhạy bén, sáng tạo là rất quan trọng để phát triển và nuôi dưỡng doanh nghiệp bạn. Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu thì bài viết này là dành cho bạn. Bởi trong bài viết này, Ori Agency sẽ tổng hợp lại những chiến dịch marketing nhà hàng ấn tượng nhất mà bạn hoàn toàn có thể ứng dụng một vài chiến lược cho kế hoạch tiếp thị của mình.
1. Chiến dịch #TikTokburritocontest của Chipotle
Năm 2019, Chipotle là một trong số ít chuỗi nhà hàng lớn lúc bấy giờ nhìn thấy tiềm năng của TikTok trong việc quảng bá hình ảnh và duy trì sự hiện diện của mình trong giai đoạn dịch bệnh đó.
Cụ thể, chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh này đã đăng tải một đoạn video và khởi xướng cuộc thi với hashtag #TikTokburritocontest. Ngay sau đó, Chipotle đã đạt được hàng trăm nghìn lượt xem, bắt chước, duets hưởng ứng video gốc. Đây là ví dụ hoàn hảo về cách thực hiện các chiến dịch tiếp thị lan truyền dành cho nhà hàng. Doanh nghiệp tạo ra một sản phẩm gốc rồi khuyến khích khách hàng/người xem tham gia, thực hiện hoạt động rồi đăng tải lên tài khoản mạng xã hội của họ kèm hashtag. Sau đó, doanh nghiệp sẽ sử dụng chúng như nguồn tài nguyên đáng tin tưởng để tiếp thị thương hiệu của mình một cách hiệu quả.
Với chiến lược này, Chipotle đã tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu và hầu hết mọi người dùng TikTok lúc bấy giờ. Rõ ràng trong thời gian đỉnh điểm, viral nhất của #TikTokBurritoContest, khi truy cập TikTok, người dùng sẽ xem được những video về Chipotle. Nhờ vậy, rất tự nhiên, một số lượng người dùng TikTok đã trở thành tệp khách hàng tiềm năng của Chipotle. Và rồi khi họ suy nghĩ đến những bữa ăn tiếp theo, họ có thể sẽ đến Chipotle để thưởng thức đồ ăn ở đây.
2. Chiến dịch “Celebrity Meals” của McDonald’s
Kể từ năm 2020, Mcdonald’s hợp tác, tận dụng lợi thế, sức ảnh hưởng, hình ảnh của những người nổi tiếng để quảng bá thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng. Cụ thể, chuỗi thương hiệu đồ ăn nhanh toàn cầu này đã gây sốt toàn cầu khi đem đến cho khách hàng của họ có cơ hội được thưởng thức những bữa ăn yêu thích của những tên tuổi đình đám như Travis Scott, BTS, Cardi B,…https://www.youtube.com/embed/OJ12GwU2KRU
Rõ ràng việc hợp tác, sử dụng hình ảnh, uy tín, sự chứng thực của người nổi tiếng thay cho lời cam kết về chất lượng của thương hiệu không phải là một chiến lược mới mẻ. Tuy nhiên, McDonald’s đã tạo ra một bước ngoặt mới trong ngành tiếp thị nói chung. Thông qua việc bán các bữa ăn của thần tượng, McDonald’s đã vô cùng khéo léo khơi gợi mong muốn, nhu cầu. Để rồi cuối cùng McDonald’s thành công thúc đẩy sự ủng hộ những người hâm mộ mua, thưởng thức, trải nghiệm thực đơn đặc biệt này để ủng hộ cho các idol.
Và không ngoài dự đoán, những thực đơn đặc biệt của các nghệ sĩ nổi tiếng đã giúp doanh thu của chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh toàn cầu tăng nhanh chóng. Chẳng hạn, trong lần hợp tác với nam rapper Travis Scott, doanh thu của McDonald’s tăng 4.6% sau đợt giảm mạnh.
Không chỉ thành công về mặt doanh thu, chiến dịch marketing và kinh doanh độc đáo này của McDonald’s nhận về hiệu ứng truyền thông vô cùng tích cực từ phía công chúng cũng như báo chí. Mỗi thực đơn gắn liền với một nhân vật nổi tiếng khi được công bố đã được bộ phận lớn người hâm mộ chia sẻ, lan truyền rộng rãi trên Internet.
Ngoài ra, bên cạnh mục tiêu ngắn hạn là cải thiện, thúc đẩy doanh số bán hàng, thương hiệu đồ ăn nhanh “quốc dân” này còn muốn xây dựng, phát triển và duy trì mối quan hệ lâu dài với tệp khách hàng trẻ tiềm năng. Hay nói cách khác, chiến lược của McDonald’s là hình thành, củng cố tình yêu với thương hiệu của họ (Brand love) với những khách hàng trẻ đặc biệt là Gen Z theo cơ chế “fandom”.
3. Chiến dịch “Chương trình khách hàng thân thiết” của Starbucks
Với những “fan ruột” của Starbucks thì hẳn không còn quá xa lạ với Chương trình khách hàng thân thiết (Loyalty program). Và đó là một trong những chiến dịch tiếp thị thành công tiêu biểu của ngành F&B nói chung.
Trên thực tế, chiến lược chương trình khách hàng thân thiết hoạt động dựa trên nhiều lý do tâm lý đơn giản. Thứ nhất, mọi người đều thích cảm giác nhận được ưu đãi, “các món hời” thông qua việc giảm giá. Mặt khác, nếu khách hàng cảm thấy doanh nghiệp quan tâm, chăm sóc chu đáo, họ sẽ có cảm xúc tích cực về thương hiệu đó và sẽ không ngần ngại hay do dự để trở lại thưởng thức đồ ăn/thức uống một lần nữa.Điều này cũng giải thích cho chính tên của chiến lược này – chương trình khách hàng thân thiết. Với những đặc điểm trên, thật không khó hiểu khi các thương hiệu tỷ đô toàn cầu đầu tư rất nhiều thời gian và tiền bạc vào chúng.
Chương trình khách hàng thân thiết của Starbucks được đánh giá với thiết kế đơn giản, không rườm rà nhưng đem lại hiệu quả vô cùng tốt, dễ dàng vận hành, duy trì và phát triển.
Trong quá trình vận hành các dự án Marketing cùng các đơn vị kinh doanh nhà hàng dù lớn hay ở tầm trung, Ori Agency nhận ra rằng việc triển khai các hoạt động marketing online/offline hay chạy một chương trình khách hàng thân thiết đơn thuần là chưa đủ. Thay vào đó, các đơn vị kinh doanh ngành FnB cần phải có một chiến lược Tiếp thị – Truyền thông tổng thể, chi tiết, bài bản.
Với kinh nghiệm trực tiếp tham gia tư vấn chiến lược và triển khai 200+ dự án marketing cho các đơn vị kinh doanh nhà hàng như: Quán Nhỏ, Yatts, Tươi BBQ, Nhích Beer,… Hơn ai hết, Ori Agency tự tin là agency hàng đầu hiện nay có đủ năng lực để đem đến những giải pháp marketing nhà hàng cạnh tranh tốt trên thị trường FnB ngày một dày đặc. Cụ thể, chúng tôi cam kết:
– Đề xuất chiến lược Marketing bài bản theo tháng/quý/năm chuyên sâu
– Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết với ưu đãi hấp dẫn
– Xây dựng tuyến nội dung phù hợp định vị thương hiệu giúp cải thiện và tăng thu hút và tiếp cận hiệu quả
– Lên ý tưởng sáng tạo hình ảnh/video chuẩn chỉnh dựa trên các nguyên tắc thiết kế cơ bản cũng như theo ngành hàng và màu sắc thương hiệu
– Đội ngũ nhân sự chuyên môn hóa theo từng vị trí đảm bảo chất lượng dự án
4. Chiến dịch “Burn that ad” của Burger King
Tương tự như Coca-Cola và Pepsi, những “trận chiến marketing” giữa Burger King và McDonald’s cũng luôn là tâm điểm chú ý của người tiêu dùng và nhận được sự quan tâm từ phía các nhà chuyên môn trong giới nhà hàng. Châm ngòi cho những trận tranh đấu không hồi kết này phải kể đến việc ông Fernando Machado chính thức gia nhập Burger King với vị trí CMO toàn cầu vào năm 2014. Kể từ đó, Burger King luôn xuất hiện với việc “khiêu chiến”, trêu chọc và khiến đối thủ đối thủ phải tức giận. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng, nhờ chiến lược tiếp thị hay ho, thú vị đó mà Burger King dường như được “thay áo mới” và xuất hiện trước công chúng với hình ảnh vui tươi hơn.
Gần đây nhất, vào năm 2019, chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh hàng đầu thế giới này lại gây sốt công chúng và giới truyền thông với chiến dịch “Burn that ad”. Theo đó, Burger King khuyến khích khách hàng của họ tại Brazil đốt cháy những tấm biển quảng cáo, poster, hình ảnh trên mạng xã hội,… của đối thủ thông qua ứng dụng riêng của họ đã được tích hợp ứng dụng thực tế tăng cường (AR). Sau khi đốt cháy hoàn toàn quảng cáo của đối thủ, những người tham gia sẽ nhận được một chiếc bánh Whopper hoàn toàn miễn phí từ Burger King. https://www.youtube.com/embed/lhXW8_7CaHM
Sở dĩ, Burger King thực hiện chiến dịch tiếp thị táo bạo này vẫn là nhằm mục tiêu dành thị trường với các thương hiệu đồ ăn khác, đặc biệt là McDonald’s. Bởi xét cho cùng, lúc bấy giờ, ở Brazil, McDonald’s đầu tư vào truyền thông nhiều gấp bốn lần so với Burger King. Và thông qua “Burn that ad”, Burger King đã thực sự “tấn công” McDonald’s ở mọi “mặt trận”. Thậm chí, chiến dịch này còn thể hiện sự “cao tay” của Burger King khi rõ ràng “gã đại gia” này đang tận dụng và biến các khoản đầu tư truyền thông của McDonald’s và những đối thủ khác cho biển quảng cáo ngoài trời, tạp chí,… thành nơi những quảng cáo lý tưởng mà không mất một đồng “thuê chỗ” nào.
5. Chiến dịch “Follow the Arches” của McDonald’s
Khi nhắc đến những chiến dịch tiếp thị nhà hàng ấn tượng nhất thì việc bỏ qua cái tên “Follow the Arches” của McDonald’s thực sự là một thiếu sót. Bởi “Follow the Arches” được đánh giá là một trong những chiến dịch tiếp thị ngành nhà hàng ấn tượng và hiệu quả nhất từ trước đến nay.
Theo đó, trong chiến dịch này, các nhà tiếp thị tại McDonald’s đã thực hiện một cách tiếp cận vô cùng đơn giản nhưng đầy sáng tạo đối với các quảng cáo biển quảng cáo ngoài trời (OOH). Cụ thể, phần logo hình vòm của McDonald’s đã được cắt khéo léo thành các phần nhỏ khác nhau. Sau đó, các nhà tiếp thị đã sử dụng và biến những hình cắt đó thành những mũi tên chỉ đường cùng với những lời chỉ dẫn ngắn gọn: “on your right” (rẽ phải), “on your left” (rẽ trái), “next exit” (lối đi tiếp theo) và “just missed us” (bạn đi sai đường rồi) trên các tấm billboard ngoài trời.
Không cần bất kỳ slogan, lời nói hay thông điệp truyền thông nào được viết rõ ràng và thậm chí ngay cả khi logo bị cắt nhỏ, McDonald cũng khiến khách hàng phải chú ý và ngay lập tức nhân ra họ.
Chiến dịch quảng cáo ngoài trời “Follow the Arches” sau đó đã giành chiến thắng cao nhất Grand Prix hạng mục Outdoor Lions tại lễ trao giải Liên hoan Sáng tạo Quốc tế Cannes Lions 2018. Cho những ai chưa biết thì Cannes Lions là giải thưởng toàn cầu danh giá và uy tín nhất trong ngành Tiếp thị – Truyền thông.
Lý giải cho sự chiến thắng này, Chủ tịch ban giám khảo Cannes Lions cũng là Giám đốc sáng tạo tại TBWA, ông Chris Garbutt cho hay: “Tôi nghĩ rằng một chiến dịch quảng cáo ngoài trời xuất sắc là phải khiến những người đi đường chú ý, nhận biết được các dấu ấn thương hiệu ngay từ xa và nó phải vượt qua khả năng truyền tải bằng ngôn từ”.
6. Chiến dịch “For Real” của Chipotle
Trước đây, khi đề cập đến phân khúc đồ ăn nhanh (Fast food) và phân khúc nhà hàng truyền thống (Full service), Chipotle Mexican Grill là một cái tên vô cùng xa lạ. Tuy hiên, kể từ năm 2014, cái tên Chipotle Mexican Grill hay Chipotle đã lật ngược tình thế nhờ chiến lược gắn liền hình ảnh thương hiệu của họ với phương châm: chuyên phục vụ các món ăn được chế biến từ thực phẩm sạch, tươi ngon, an toàn với sức khỏe con người.
Năm 2018, Chipotle lại quay trở lại phương châm tiếp thị trên với chiến dịch “For Real” nhằm nhấn mạnh cam kết sử dụng những nguyên liệu tươi ngon, bổ dưỡng để chế biến các món ăn phục vụ khách hàng. Chiến dịch “For Real”, được triển khai, phát hành rộng rãi trên nhiều kênh truyền thông khác nhau. Từ việc xuất hiện trên thời báo New York Times, TV, quảng cáo ngoài trời (OOH),… cũng như xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội như YouTube, Instagram hay website của Chipotle.
Theo đó, “For Real” làm nổi bật 51 nguyên liệu mà thương hiệu này sử dụng trong 2.500 nhà hàng của họ. Khác với suy nghĩ mặc định của nhiều người rằng ngành công nghiệp thực phẩm luôn gắn liền với danh sách thành phần dài, phức tạp, khó tìm kiếm,… Thì thật bất ngờ, tất cả các nguyên liệu xuất hiện trong chiến dịch là những nguyên liệu quen thuộc và ai cũng có thể nhận ra và phát âm được “những nguyên liệu mà mọi người đều có thể nhận ra và phát âm được chẳng hạn như tỏi, ngò, oregano,…
Và trong một tấm print-ad, Chipotle có một khẳng định rằng: “The only ingredient that’s hard to pronounce at Chipotle is ‘Chipotle” (Tạm dịch: Thành phần duy nhất khó phát âm tại Chipotle là “Chipotle”.)
Theo Chris Brandt – giám đốc tiếp thị của Chipotle cho biết: “For Real” đưa Chipotle trở về gốc rễ, xem xét các nguyên tắc, giá trị cốt lõi từ những ngày đầu thành lập thương hiệu. Và “For Real” nhằm mục tiêu tôn vinh các nguyên liệu thực sự được sử dụng để làm nên các món ăn tại Chipotle. Đồng thời, nó cũng phản ánh, khẳng định nguyên tắc cốt lõi và sự minh bạch của Chipotle đối với khách hàng.
“For Real” là một phần trong kế hoạch tiếp thị mới nhằm làm cho thương hiệu của họ trở nên quen thuộc, phù hợp hơn về mặt văn hóa để tiếp cận khách hàng tốt hơn. Ngoài ra, để đạt mục tiêu này, Chipotle triển khai các chương trình ưu đãi mới chẳng hạn như khung giờ vàng, đặt trực tiếp và giao hàng miễn phí thông qua app,…
Theo AdAge, “For Real” đã mang lại doanh số bán hàng đáng kinh ngạc kể từ khi nó bắt đầu được triển khai. Và trong năm 2018, thu nhập ròng (net income) của Chipotle tăng 9,1% so với năm 2017 từ 132,5 triệu USD lên 144,5 triệu USD. Doanh số bán hàng trực tuyến tăng gần 50% và chiếm hơn 11% tổng doanh số bán hàng.
7. Chiến dịch “#TimsDark Bus” của Tim Hortons
Tim Hortons là một trong những chuỗi nhà hàng cà phê và bánh nổi tiếng nhất tại Canada.
Năm 2014, thương hiệu này đã gây ấn tượng với người tiêu dùng Canada trong chiến dịch tiếp thị sản phẩm mới Dark Roast. Về cơ bản, Tim Hortons đã thiết kế riêng một chiếc xe buýt được sơn đen cả bên trong lẫn bên ngoài với hashtag #TimsDark. Sau đó, họ đã lái chiếc xe trên khắp các khu mua sắm nổi tiếng tại Toronto trong giai đoạn mua sắm bận rộn nhất trong năm và đón hành khách tại các điểm dừng được chỉ định. Khi bước lên #TimsDark, mọi người sẽ cảm thấy họ như đang ở trong một quán cà phê “di động” vô cùng độc đáo, vừa nghỉ ngơi, thư giãn, ngắm cảnh vừa thưởng thức cà phê. Bởi lẽ, trên chuyến xe buýt đặc biệt này, Tim Hortons đã phục vụ chu đáo và mời những hành khách thử những tách cà phê rang nóng hổi mang đậm hương vị của hãng.
Chiến dịch “#TimsDark Bus” với cách tiếp cận đơn giản, thực tế nhưng đem lại hiệu quả truyền thông tích cực bởi đánh trúng vào insights đối tượng khách hàng mục tiêu. Không chỉ vậy, dù được đánh giá với chiến lược triển khai đơn giản nhưng “#TimsDark Bus” lại là sự kết hợp của nhiều phương pháp tiếp thị, bao gồm:
– Tiếp thị trải nghiệm (Experiential Marketing): Thông qua ý tưởng quán cà phê “di động”, Tim Hortons đã tạo ra những trải nghiệm độc đáo và sống động. Qua đó, thương hiệu đã thành công thu hút người tiêu dùng cũng như xây dựng lòng tin và trung thành với thương hiệu.
– Quảng cáo ngoài trời bằng phương tiện giao thông (Branded Transportation): Thay vì lắp đặt các biển quảng cáo tại những vị trí cố định thì việc sử dụng các phương tiện giao thông có thể giúp Tim Hortons tạo ra những bảng quảng cáo di động để tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn.
– Dùng thử sản phẩm (Product Sampling): Rõ ràng việc cho khách hàng dùng thử sản phẩm miễn phí tại những địa điểm bất ngờ, đông người qua lại có thể giúp Tim Hortons tạo tiếng vang cho dòng sản phẩm mới. Đồng thời, qua đó, thương hiệu này cũng thu hút khách hàng tốt hơn.
8. Chiến dịch “Eat Mor Chikin” của Chick-fil-A
Chick-fil-A là một chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh tại Mỹ nổi tiếng với món sandwich thịt gà. Và thương hiệu này ghi dấu ấn mạnh mẽ với khách hàng toàn cầu bởi một chiến dịch tiếp thị hài hước, lâu dài có tên “Eat Mor Chikin”.
Trước khi có được vị thế vững chắc trong ngành công nghiệp FnB, Chick-Fil-A cũng phải trải qua không ít khó khăn để cạnh tranh với các thương hiệu đồ ăn nhanh khác. Thậm chí có thể nói, vào thời điểm những năm 1990, Chick-Fil-A được đánh giá là “yếu thế” hơn so với mặt bằng chung bởi vừa “chân ướt chân ráo” tách ra hoạt động độc lập. Không những vậy, như đã đề cập ở trên, Chick-Fil-A phục vụ hamburger thịt gà. Trong khi đó, lúc bấy giờ, người Mỹ lại ưa chuộng hamburger bò hơn.
Như vậy, nhiệm vụ lúc bấy giờ của Chick-Fil-A là thu hút những khách hàng vốn yêu thích những burger bò chuyển sang dùng thử và yêu thích burger gà. Ban đầu, các ý tưởng tiếp thị của hãng chỉ xoay quanh hình ảnh những chú gà với những lời quảng cáo nhạt nhẽo. Vì vậy hãng burger gà này hoàn toàn không nhận được sự đón nhận từ công chúng.
Tuy nhiên, một thời gian sau đó, người Mỹ bắt đầu suy nghĩ rằng việc tiêu thụ thịt bò trong một khoảng thời gian dài khiến họ trở nên béo phì và thịt gà thì sẽ ít béo hơn. Nhận ra được sự thay đổi đó, năm 1995, Chick-Fil-A đã không gần ngại mà cho những chú gà “về hưu” và “chiêu mộ” những chú bò làm đại diện hình ảnh thay thế. Rõ ràng đây là một ý tưởng vô cùng táo bạo bởi họ sử dụng hình ảnh những chú bò – nguyên liệu chính trong những món ăn của đối thủ – làm “đồng minh”. Theo đó, những chú bò của Chick-Fil-A hoàn toàn phản đối việc bị giết thịt quá nhiều để phục vụ món burger bò nên chúng đã “nổi dậy” và kêu gọi mọi sử dụng thịt gà nhiều hơn.
Chick-Fil-A đã triển khai ý tưởng trên của họ lần đầu tiên thông qua một biển quảng cáo ngoài trời tại Atlanta với hình ảnh hai chú bò tinh nghịch cùng cụm từ “Eat Mor Chikin”. Thay vì viết “Eat more chikin” (tạm dịch: Hãy ăn nhiều gà hơn), Chick-Fil-A đã cố tình viết sai chính tả thành “Eat Mor Chikin” nhằm tạo ra sự hài hước, gần gũi với khách hàng. Và ý tưởng này cũng chính là khởi đầu cho một trong những chiến dịch quảng cáo nổi tiếng nhất trong lịch sử của Chick-fil-A nói riêng và ngành F&B nói chung.
Với cách tiếp cận hài hước và khẩu hiệu hấp dẫn, “Eat Mor Chikin” đã giúp Chick-fil-A thành công thu hút được số lượng lớn người tiêu dùng đến và thưởng thức món burger gà. Hơn nữa, nhờ ý tưởng táo bạo, Chick-fil-A đã trở nên nổi bật trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh đầy cạnh tranh. https://www.youtube.com/embed/PnYE9FdzL1U
Nhờ sự hiệu ứng tích cực của công chúng với “Eat Mor Chikin”, Chick-Fil-A đã đưa hình ảnh những chú bò cùng thông điệp “Hãy ăn nhiều gà hơn” len lỏi vào cuộc sống thường ngày của khách hàng thông qua các lễ hội hóa trang, trên đường phố, sân vận động,…
Nhờ duy trì thực hiện chiến dịch quảng cáo mang tính “lịch sử” – “Eat Mor Chikin”, năm 2012, Chick-Fil-A trở thành doanh nghiệp có doanh thu hàng đầu tại Mỹ. Kể từ đó cho tới nay thì tại thị trường Mỹ, doanh thu của hãng burger gà này luôn cao hơn KFC dù vẫn duy trì “truyền thống” không phục vụ vào chủ nhật.
Thậm chí sau hàng chục năm, “Eat Mor Chikin” cùng hình ảnh những chú bò nghịch ngợm vẫn được Chick-Fil-A sử dụng đều đặn trong các chiến dịch quảng cáo của họ. Chẳng hạn, những năm gần đây, Chick-fil-A đã cho ra mắt phiên bản hoạt hình của những chú bò.https://www.youtube.com/embed/O_lbTU2ik8k
9. Chiến dịch “Finger Lickin’ Good” của KFC
Nếu hình ảnh ai đó liếm ngón tay của họ sau bữa ăn khiến bạn phát cáu thì bạn có thể muốn bỏ qua chiến lược quảng cáo dài hạn của KFC – “Finger Lickin’ Good” (tạm dịch: Vị ngon trên từng ngón tay). Bởi trong chiến dịch quảng cáo này, KFC muốn truyền tải, ca ngợi hương vị thơm ngon của món gà rán thông qua hành vi liếm ngón tay và vẻ mặt thỏa mãn của các thực khách sau khi thưởng thức chúng.
“Finger Lickin’ Good” là chiến dịch đã được KFC lên ý tưởng, thực hiện từ những năm 1950 và nó vẫn được hãng này duy trì cho tới tận bây. Thậm chí, “Finger Lickin’ Good” đã trở thành một khẩu hiệu hấp dẫn gắn liền với KFC và giúp hãng này trở thành một trong những chuỗi thức ăn nhanh được công nhận nhất trên toàn thế giới. https://www.youtube.com/embed/YFSeYLuf5Q4
Chiến lược là KFC là sử dụng lặp đi lặp lại khẩu hiệu để tạo ra sự nhận diện, công nhận và duy trì hình ảnh thương hiệu với công chúng trên toàn cầu.
Tuy nhiên, tháng 8/2020 chiến lược này của KFC đã bị gián đoạn và phải buộc phải tạm dừng sau 64 năm duy trì chiến dịch. Bởi khẩu hiệu “finger lickin’ good” đang đi ngược lại với khuyến cáo của các tổ chức y tế về việc phòng tránh Covid. Và thương hiệu gà rán toàn cầu này cũng có một cách xử lý vô cùng khôn khéo. Họ không xóa bỏ hoàn toàn câu khẩu hiệu của mình mà chỉ che đi một phần. Điều này khẳng định rằng các món gà của họ vẫn đảm bảo chất lượng, vẫn ngon và hấp dẫn như trước. https://www.youtube.com/embed/-3-XkAwfsms
Ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, KFC đã nhanh chóng phục hồi và mang khẩu hiệu “Finger Lickin’ Good” trở lại vào tháng 5/2021 với “Love you too”.https://www.youtube.com/embed/G6AP3nGF4GI
Và cho tới tận bây giờ chiến lược này vẫn được KFC thực hiện thường xuyên hàng năm.
10. Chiến dịch của Subway
Theo IBM, thời tiết là một trong những tác nhân bên ngoài có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh cũng như cách thức hoạt động của các doanh nghiệp. Yếu tố này đặc biệt ảnh hướng đến các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng. Bởi nó chính là tác nhân ảnh hưởng rất nhiều đến việc khách hàng ra ngoài ăn uống hay gọi món tại nhà cũng như lựa chọn món hay thực đơn nào để ăn.
Bên cạnh đó, một cuộc khảo sát của Facebook tiết lộ rằng 83% số người tham gia khảo sát sẽ tìm kiếm và chọn một địa điểm ăn uống trong vòng 3 giờ sau bữa ăn và 57% đưa ra quyết định nhanh chóng trong vòng 1 giờ. Có thể thấy, hành vi tìm kiếm này chính là “điểm thèm ăn” mà các nhà hàng cần khai thác để hiển thị các chương trình tiếp thị trên thiết bị di động của họ.
Nhanh chóng nhận ra 2 tiềm năng tiếp cận khách hàng kể trên, gần đây, chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh Subway đã ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) do International Business Machines phát triển có tên là Weatherfx Footfall with Watson. Thông qua việc ứng dụng công nghệ AI, Subway đã thực hiện các hoạt động quảng cáo khác nhau cho chương trình khuyến mãi bánh sandwich dài (foot-long sandwich) dựa trên sự thay đổi về thời tiết của từng khu vực trên các thiết bị di động. Ví dụ, các quảng cáo tiếp thị bánh sandwich nóng sẽ không được hiển thị với những khách hàng đang ở những khu vực có thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao.
Theo Mobile Marketer, nhờ chiến dịch thông minh này, lưu lượng truy cập cửa hàng của Subway đã tăng lên 31%. Không chỉ vậy, chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh nổi tiếng này còn tiết kiệm được 53% ngân sách marketing nhờ tạo ra 7,9 triệu lượt hiển thị quảng cáo phù hợp với tình hình thời tiết.
Như vậy không còn nghi ngờ gì nữa, rõ ràng, thời tiết có ảnh hưởng rất lớn đến món ăn, đồ uống mà mọi người tiêu thụ cũng như quãng đường họ sẵn sàng di chuyển để thưởng thức một bữa ăn. Đối với những doanh nghiệp chưa thể triển khai một chiến lược tiếp thị chuyên nghiệp như Subway thì cũng hoàn toàn có thể ứng dụng yếu tố thời tiết vào chiến lược tiếp thị của mình. Chẳng hạn như bạn có thể theo dõi dự báo thời tiết và quyết định đâu là những món ăn, đồ uống phù hợp để ghi trên “bảng đen” ở lối ra vào cửa hàng hoặc tiếp thị trên fanpage nhà hàng,…
Hy vọng những chiến dịch kể trên sẽ phần nào truyền cảm hứng và giúp bạn nảy ra những ý tưởng marketing cho nhà hàng của mình. Nếu thấy thông tin hữu ích đừng quên ấn follow fanpage Ori Marketing Agency và tiếp tục theo dõi chúng tôi tại đây để nhận thông báo sớm nhất ngay khi có bài viết mới.
Nguồn biên tập: Ori Marketing Agency