Tham vọng vươn ra toàn cầu của các thương hiệu làm đẹp Trung Quốc

Sự tăng trưởng nhất quán ở thị trường nước ngoài đã tạo niềm tin cho các doanh nghiệp làm đẹp Trung Quốc vươn ra quốc tế. Theo dữ liệu do hải quan Trung Quốc công bố, xuất khẩu mỹ phẩm của nước này đạt 2,8 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hwee Chung, giám đốc chuyên sâu về sắc đẹp Trung Quốc tại Kantar Worldpanel cho biết: “Có một số lo ngại về sự suy giảm cả về tốc độ dân số và khả năng mở rộng chi tiêu của người tiêu dùng trẻ ở Trung Quốc, đó là những yếu tố chính đã hỗ trợ thị trường làm đẹp tăng trưởng trong hai thập kỷ qua”. 

Sau nhiều năm phát triển sản phẩm và kinh doanh tại Trung Quốc, ngày càng nhiều thương hiệu làm đẹp Trung Quốc (C-beauty) tự tin rằng sản phẩm của họ có thể cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Vào tháng 6 năm nay, Gabby Chen, cựu Giám đốc tại Lane Crawford cho biết Florasis, nhãn hiệu mỹ phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa truyền thống Trung Quốc, có trụ sở tại Hàng Châu, đã thông báo rằng thương hiệu này sẽ mở cửa quầy hàng đầu tiên trong một cửa hàng bách hóa cao cấp của Nhật Bản và tăng cường bán hàng trực tuyến tại Mỹ. Đây là giai đoạn để tìm kiếm sự phát triển ở môi trường rộng lớn hơn, với người tiêu dùng từ nhiều khu vực và sắc tộc khác nhau hơn. 

Tham vọng vươn ra toàn cầu của các thương hiệu làm đẹp Trung Quốc - Ảnh 1.
Làn sóng ‘guochao’ của Trung Quốc đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của C-beauty và tìm kiếm sự tăng trưởng bên ngoài Trung Quốc. Hình ảnh: Florasis

Thương hiệu trang điểm Trung Quốc- Perfect Diary ra mắt vào năm 2016. Vào cuối tháng 5/2021, thương hiệu này đứng đầu về danh mục sản phẩm son môi ở Malaysia, Singapore và Việt Nam, và doanh số phấn phủ cũng tăng cao vượt trội ở Philippines. 

Amber Wu, nhà tư vấn tiếp thị Trung Quốc với hàng chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thời trang và làm đẹp cao cấp cho biết: “Một số thương hiệu C-beauty có lẽ đã đạt đến thời kỳ bão hòa ở Trung Quốc. Khi nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại, đây là lúc các thương hiệu C-beauty tìm kiếm cơ hội phát triển ở nước ngoài, mở rộng thị trường toàn cầu”. 

Tạo dựng văn hóa C-beauty ở nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản

Elisa Harca, Giám đốc điều hành và người sáng lập công ty tiếp thị Trung Quốc RedAnt Asia cho biết, việc mở rộng ra nước ngoài mang đến cho những người làm đẹp trong nước cơ hội khai thác cơ sở người tiêu dùng mới, từ cộng đồng người Hoa ở nước ngoài đến những người tiêu dùng mới hơn từ các nhóm nhân khẩu học khác.

Nhưng làm thế nào C-beauty có thể giành được sự chia sẻ trong tư duy của người tiêu dùng toàn cầu? So với các nhãn hiệu J-beauty và K-beauty vốn có danh tiếng vững chắc ở thị trường phương Tây, những người chơi C-beauty vẫn cần xây dựng nhận diện. 

Ví dụ, ảnh hưởng của K-drama và K-pop đã thúc đẩy các thói quen phức tạp của K-beauty trên toàn thế giới. C-beauty không có hào quang toàn cầu để trở thành thứ gì đó đáng mơ ước.

Các thương hiệu làm đẹp bản địa được ca ngợi nhiều hơn vì sự mới lạ và tính thẩm mỹ truyền thống của Trung Quốc, nhưng chỉ hình ảnh này thôi là chưa đủ để hỗ trợ sự phát triển bền vững.

“Để các thương hiệu C-beauty thành công trên thị trường toàn cầu, họ cần tích cực tận dụng hình ảnh và thiết kế thương hiệu độc đáo để kích thích sự tò mò và quan tâm của người tiêu dùng, đồng thời thu hút họ bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tính năng ưu việt cũng như các thành phần và công nghệ mới”, Chung của Kantar Worldpanel cho biết.

Tham vọng vươn ra toàn cầu của các thương hiệu làm đẹp Trung Quốc - Ảnh 3.
Các thương hiệu làm đẹp bản địa được ca ngợi nhiều hơn vì sự mới lạ và tính thẩm mỹ truyền thống của Trung Quốc. Hình ảnh: Florasis

Các phương pháp làm đẹp của y học cổ truyền Trung Quốc (TCM), chẳng hạn như guasha (chà xát da bằng dụng cụ bằng đá), đã được nhiều người tiêu dùng ở phương Tây đánh giá cao. Vì vậy, Harca tin rằng cơ sở người tiêu dùng đã biết rằng Trung Quốc cung cấp nhiều lựa chọn liên quan đến sức khỏe và thể chất.

Các thương hiệu nội địa, như Florasis, có thể tận dụng các khái niệm y học cổ truyền Trung Quốc hiện có để tuyên truyền và giới thiệu cho người tiêu dùng toàn cầu về những sản phẩm thú vị. 

Chen cho biết: “Cung cấp thông tin về bí quyết làm đẹp truyền thống của Trung Quốc, cách sử dụng các thành phần thảo dược truyền thống và chia sẻ những câu chuyện liên quan đến sản phẩm và thương hiệu có thể làm tăng sự nhận biết và tò mò của người tiêu dùng”.

Giải quyết câu chuyện bản địa

Thông qua các trang và kênh thương mại điện tử, các sản phẩm của Florasis đã được bán tại hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trong khi vẫn duy trì bán hàng trong nước, Florasis nhận ra tầm quan trọng của chiến lược nội địa hóa ở nước ngoài.

“Các thương hiệu C-beauty cần nhận thức văn hóa của thị trường địa phương và điều chỉnh sản phẩm cũng như chiến lược tiếp thị của họ cho phù hợp. Việc thích ứng với bối cảnh văn hóa địa phương và giải quyết các sở thích của người tiêu dùng liên quan đến công thức, bao bì và thông điệp tiếp thị là điều cần thiết để đạt được sự chấp nhận ở thị trường nước ngoài”, Chen nói. 

Những câu chuyện về di sản Trung Quốc có thể sẽ không gây được tiếng vang lớn ở Mỹ. Thay vào đó, người tiêu dùng Mỹ và châu Âu sẽ chú ý nhiều hơn đến chất lượng, giá cả và tính bền vững, Wu cho biết thêm.

Vào năm 2022, quy mô thị trường mỹ phẩm của Mỹ là 6,3 tỷ USD, Trung Quốc chỉ bằng 1/3.

Tham vọng vươn ra toàn cầu của các thương hiệu làm đẹp Trung Quốc - Ảnh 4.
Những câu chuyện về di sản Trung Quốc có thể không gây được ấn tượng ở Mỹ. Ảnh: Trendhunter

Thách thức phía trước

Rào cản đáng chú ý là mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ đang gây áp lực lên các thương hiệu trong nước. Vì vậy, Harca đề nghị không nên nhấn mạnh vào nguồn gốc Trung Quốc của các thương hiệu mà hãy tập trung vào chất lượng sản phẩm và mạng lưới phân phối.

Wu cảnh báo rằng C-beauty cũng có thể sẽ phải đối mặt với các vấn đề về văn hóa bản địa và niềm tin ở thị trường nước ngoài. Vì vậy, điều quan trọng là phải có thông điệp minh bạch trong suốt quá trình giao tiếp với người tiêu dùng. 

Mỗi thị trường đều có những yêu cầu và tiêu chuẩn quy định riêng cho các sản phẩm làm đẹp. Các thương hiệu C-beauty mở rộng ra nước ngoài phải tuân thủ các quy định này, đạt được các chứng nhận cần thiết và đảm bảo các yêu cầu về an toàn và ghi nhãn. Điều này sẽ liên quan đến việc đầu tư vào nghiên cứu và thử nghiệm. 

Các đối tác hoặc cộng tác viên địa phương có thể cung cấp hỗ trợ thông tin có giá trị trong việc điều hướng quá trình thâm nhập thị trường, bao gồm hiểu các yêu cầu pháp lý và quy định, xử lý hậu cần cũng như thiết lập mối quan hệ với các nhà bán lẻ và nhà phân phối. Sự hỗ trợ này có thể giảm bớt đáng kể các rào cản gia nhập đối với các thương hiệu Trung Quốc.

Mở rộng hoạt động ra nước ngoài là điều tất yếu đối với bất kỳ công ty Trung Quốc nào có tham vọng toàn cầu. Quá trình này sẽ nâng cao uy tín và tính xác thực của họ trên quy mô rộng hơn.

TÚC

Nguồn: Phụ Nữ Mới