Storyboard là gì? Tầm quan trọng của Storyboard khi làm phim

Nhắc đến sản xuất phim trong thời đại 4.0, chắc chắn chắn không thể bỏ qua Storyboard. Vậy Storyboard là gì và có tầm quan trọng của nó với sản xuất phim là như thế nào, hãy khám phá cùng chúng tôi trong bài viết dưới đây. 

Storyboard là gì?
Storyboard là gì? Tầm quan trọng của Storyboard khi sản xuất phim

Storyboard là gì?

Storyboard là gì?
Storyboard

Khái niệm Storyboard không phải một khái niệm không quá phức tạp. Để có thể dễ dàng nắm bắt được khái niệm này, chúng ta có thể phân tách Storyboard thành hai yếu tố nhỏ là Story (Câu chuyện) và board(bảng minh họa). Theo đó, Storyboard là thuật ngữ chỉ các bảng phân cảnh, bảng minh họa các hình minh họa có liên kết chặt chẽ với nhau để tạo thành bảng thuyết trình, diễn giải hoặc giải thích giúp người xem có thể hiểu một cách trực quan nhất về ý tưởng của nhà sản xuất. Cùng với đó, tất các bảng có hình minh họa nhưng không có sự liên kết, không tuân theo mạch Story thì không được gọi là Storyboard. Đây chỉ là những bảng biểu thông thường chứ không phải Storyboard được sử dụng trong sản xuất phim.

Storyboard là gì?
Storyboard là gì?
Storyboard là gì?
Storyboard dạng Animation vẽ tay trên giấy

Tại sao bạn cần Storyboard khi sản xuất phim?

Để hình dung dễ dàng hơn về lý do tại sao Storyboard cần khi sản xuất phim, chúng ta sẽ cùng tham khảo các lợi ích chính của công cụ này trong sản xuất và dựng phim. Cụ thể như sau:

Tại sao bạn cần Storyboard khi sản xuất phim?
Tại sao bạn cần Storyboard khi sản xuất phim?

Chia sẻ ý tưởng của bạn một cách tốt nhất

Các nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng con người sẽ dễ dàng tiếp nhận thông tin dưới dạng hình ảnh hơn là thông tin dạng văn bản. Do vậy, để có thể truyền đạt tốt nhất ý tưởng trong sáng tạo nói chung và sản xuất phim thì Storyboard là giải pháp thay thế hoàn hảo. Khi sử dụng Storyboard, ý tưởng của bạn sẽ được cụ thể hóa thành các hình minh họa giúp người xem có thể hình dung và bắt theo mạch của câu chuyện hơn. Cùng với đó, việc tạo Storyboard khi sản xuất phim cũng sẽ giúp bạn theo sát mạch câu chuyện và không bỏ lỡ các tình tiết quan trọng. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được điều này, bạn cần lên ý tưởng trước và có thời gian chuẩn bị kỹ càng. Bên cạnh đó, việc lựa chọn hình minh họa, phương pháp thiết kế cũng góp phần quan trọng trong sự hoàn thiện của Storyboard.

Tại sao bạn cần Storyboard khi sản xuất phim?
Chia sẻ ý tưởng của bạn một cách tốt nhất

Sản xuất dễ dàng hơn

Khi sản xuất phim, kịch bản dạng text là một trong những yếu tố quan trọng nhất để góp phần tạo nên sự thành công. Tuy nhiên, kịch bản văn bản không cần đầy đủ để có thể truyền đạt hết nội dung và ý tưởng. Do vậy, để sản xuất dễ dàng hơn, người ta lựa chọn sử dụng Storyboard. Chính sự liền mạch, ngắn gọn xúc tích của Storyboard sẽ giúp người xem có thể hình dung trực quan hơn, dễ dàng theo sát diễn biến câu chuyện và tiến hành sản xuất dễ dàng hơn. Cùng với đó, sự liên kết của các hình minh họa trong Storyboard

cũng sẽ giúp bạn không bị lỡ mất các phân cảnh quan trọng trong quá trình sản xuất phim. Không những vậy, việc sử dụng Storyboard cũng sẽ giúp bạn dễ dàng sửa lại các phần không mong muốn hơn so với việc chỉnh sửa kịch bản dạng text dài hàng chục, hàng trăm trang.

Tại sao bạn cần Storyboard khi sản xuất phim?
Sản xuất dễ dàng

Tiết kiệm thời gian

Với các đặc trưng là dễ nắm bắt, dễ theo dõi và dễ hiểu nên Storyboard có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian sản xuất, hậu kỳ, chỉnh sửa,… Không những vậy, việc sử dụng các hình minh họa hấp dẫn cũng sẽ giúp bạn dễ dàng có những ý tưởng mới mẻ và tạo ra thành phẩm chất lượng nhất. Đây là điều có lẽ sẽ khó xảy ra nếu chỉ sử dụng các kịch bản thông thường.

Tại sao bạn cần Storyboard khi sản xuất phim?
Tiết kiệm thời gian

Các bước để tạo ra một Storyboard

Bước 1 – Tạo một Timeline

Timeline là yếu tố quan trọng nhất để tạo sự liên kết và dễ dàng theo dõi cho một Storyboard. Theo đó, hãy tạo cho kịch bản của mình một đường dây chặt chẽ, liền mạch để có thể dễ dàng theo dõi. Để thực hiện được điều này, bạn hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung của kịch bản và phân chia thành các phần theo dòng thời gian. Bạn cũng có thể chú thích các mốc thời gian ở phía dưới của từng khung tranh trong Storyboard nếu sợ nhầm lẫn và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sau này.

Các bước để tạo ra một Storyboard
Bước 1 – Tạo một Timeline

Bước 2 – Viết kịch bản và xác định các cảnh quay quan trọng

Storyboard là công cụ giúp bạn đơn giản hóa quá trình sản xuất phim của mình. Tuy nhiên, để có được các Storyboard, việc quan trọng nhất bạn cần thực hiện là lên các ý tưởng và soạn sẵn kịch bản. Kịch bản này có thể viết dưới dạng text và không giới hạn độ dài. Nhưng trước khi lên Storyboard, bạn cần gạch ra các ý chính của kịch bản để đưa vào các khung hình minh họa. Các ý chính trong nội dung kịch bản chính là những cảnh quay quan trọng mà bạn sẽ đưa vào Storyboard nên cần chắt lọc thật kỹ càng. Khi thực hiện, hãy vẽ một loạt các hình chữ nhật trên một mảnh giấy, trên phần mềm thể bạn đang tạo một dải truyện tranh. Mỗi khung hình chữ nhật này ứng với một cảnh quay quan trọng do vậy hãy đảm bảo rằng bạn chừa chỗ cho các ghi chú hoặc dòng script. Dòng mô tả này không cần quá dài dòng mà càng ngắn gọn càng tốt để không tạo cảm giác rối mắt khó chịu.

Các bước để tạo ra một Storyboard
Bước 2 – Viết kịch bản và xác định các cảnh quay quan trọng

Bước 3 – Chọn công cụ Storyboarding

Chọn công cụ Storyboard cũng là một trong những bước quan trọng không thể bỏ qua trong việc lên kịch bản và dựng phim. Theo đó, bạn có thể lựa chọn hình thức phù hợp và thuận tiện nhất với mình chứ không nhất thiết phải chạy theo các xu hướng. Cụ thể, bạn có thể lên ý tưởng trên các công cụ như StoryBoarder, Adobe Sketch, Adobe Photoshop,… Nếu không thành thạo các công cụ này hoặc muốn tìm cảm hứng sáng tạo mới lạ, bạn có thể sử dụng các bản giấy và tạo Storyboard trực tiếp.

Các bước để tạo ra một Storyboard
Bước 3 – Chọn công cụ Storyboarding

Bước 4 – Phác thảo hình ảnh

Phác thảo hình ảnh là một trong những bước quan trọng tiếp theo giúp bạn có thể hoàn thiện Storyboard của mình. Đừng lo lắng nếu bạn không phải là một nghệ sĩ và vẽ không thực sự xuất sắc. Hình ảnh bạn tạo ra trên các Storyboard không cần đẹp long lanh mà chỉ cần dễ hiểu, dễ nhận biết. Bạn cũng có thể chỉ ra chuyển động bằng một mũi tên nếu như chưa nhuần nhuyễn trong việc vẽ các chuyển động. Nếu bạn không muốn phác thảo các bức ảnh bằng tay, bạn có thể sử dụng ảnh chụp hoặc ảnh cắt từ tạp chí. Thậm chí còn có các công cụ phân cảnh trực tuyến , nơi bạn có thể chọn ký tự và cài đặt, thêm bong bóng thoại và khối văn bản, và thậm chí ghi âm. Tuy nhiên, việc này có thể sẽ gây ra những hậu quả ngược lại nếu bạn không thật sự thành thạo và cần dành quá nhiều thời gian để tìm hiểu cách sử dụng.

Các bước để tạo ra một Storyboard
Bước 4 – Phác thảo hình ảnh

Bước 5 – Thêm tập lệnh

Dưới mỗi hình chữ nhật, tức là các khung minh họa trong Storyboard, bạn sẽ cần những dòng viết dòng kịch bản hoặc đoạn hội thoại tương ứng với cảnh đó. Những dòng này được gọi là tập lệnh để giúp bạn có thể dễ dàng thực hiện theo. Cùng với đó, tập lệnh trong Storyboard đôi khi chỉ cần là những câu lệnh đơn giản để giúp bạn gợi nhớ về các nội dung quan trọng nên đừng quá tập trung vào phần này mà bỏ quên những yếu tố quan trọng khác.

Các bước để tạo ra một Storyboard
Bước 5 – Thêm tập lệnh

Lời khuyên khi tạo Storyboard

Lời khuyên khi tạo Storyboard 
Lời khuyên khi tạo Storyboard

Tuân thủ chặt chẽ các bước tạo Storyboard có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và hiệu quả. Tuy nhiên chỉ chú trọng tạo Storyboard chưa đủ, bạn vẫn nên chú ý đến các yếu tố quan trọng khác như cảm hứng, ý tưởng, trí tưởng tượng,… Hãy để trí tưởng tượng được phát huy hết sức chứ không chỉ gói trọn trong các khung Storyboard đơn giản. Cùng với đó, đừng quên việc chú ý đến các lưu ý dưới đây như:

  • Sử dụng các hình chữ nhật có cùng tỷ lệ khung hình với video.
  • Đánh số từng hình chữ nhật để dễ tham khảo trong các cuộc thảo luận.
  • Tìm hiểu kỹ các kiểu quay tiêu chuẩn được sử dụng trong video trước khi bạn bắt đầu.
  • Áp Storyboard lên không gian 3D để làm cho các chủ thể / đối tượng trong nền nhỏ hơn để chúng xuất hiện rõ ràng hơn.
  • Cắt nhỏ và kết hợp lại các bảng phân cảnh của bạn để chơi theo trình tự và tường thuật.
  • Sử dụng bảng phân cảnh đã hoàn thành để tạo danh sách cảnh quay tổng thể. Bằng cách này sẽ không có gì bị bỏ sót trong quá trình sản xuất.
Lời khuyên khi tạo Storyboard 
Chú ý kết cấu của Storyboard

Hy vọng các thông tin chia sẻ về Storyboard hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể truy cập Website FPT Arena để được giải đáp kịp thời. Và đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích cũng như các khóa học thiết kế, dựng phim,…

Nguồn: arena.fpt.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *