Ngành thiết kế đồ họa thi khối nào, học trường gì? Học thiết kế đồ họa ra làm gì?

Thiết kế đồ họa là một trong những loại hình nghệ thuật ứng dụng, sản phẩm đồ họa hiện diện ở hầu hết các lĩnh vực từ truyền thông, giải trí, ngành sản xuất, và ngành thiết kế đồ họa cũng đóng vai trò khá lớn trong hoạt động kinh doanh. Có thể bạn cũng đang rất thắc mắc ngành thiết kế đồ họa là gì? cũng như học thiết kế đồ họa ra làm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chúng qua bài viết dưới đây nhé!

Đôi nét về ngành thiết kế đồ họa

Thiết kế đồ họa là gì?

Đây là cụm từ chẳng còn quá xa lạ với các bạn học sinh, sinh viên và giới trẻ bởi chúng đang bước vào một kỳ nguyên mới, một thời kỳ mà ngành quảng cáo đang cực kỳ phát triển. Các công ty hay doanh nghiệp ngày càng đầu tư nhiều về mặt hình ảnh trong các chiến dịch quảng cáo, thiết kế giao diện website đẹp mặt để thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu.

Cụm từ thiết kế đồ họa dùng để chỉ một ngành nghề thuộc về mỹ thuật, trong đó “thiết kế” có nghĩa là kiến thiết, sáng tạo còn “ đồ họa” có nghĩa là tạo ra một hoặc những tác phẩm trên bề mặt bản vẽ , được hiển thị trên một mặt phẳng. Thiết kế đồ họa là tạo ra những tác phẩm trên bề mặt của một chất liệu bất kỳ nhằm mục đích trang trí, làm đẹp nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Trong thời đại hiện nay, vai trò của ngành thiết kế đồ họa ngày càng được nâng cao và có xu hướng chi phối hầu hết các ngành trong xã hội.

Thiết kế đồ họa là gì?
Thiết kế đồ họa là gì?

Ngành thiết kế đồ họa là gì?

Ngành thiết kế đồ họa là công việc thiết kế, sáng tạo các thông điệp nhằm mục đích truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ hình ảnh để phục vụ mục tiêu của các chiến dịch, các hoạt động xã hội, hoạt động kinh doanh,… Các sản phẩm của ngành thiết kế đồ họa vừa đạt được tính sáng tạo và vừa tạo được tính nghệ thuật, gần gũi để có thể truyền đạt các thông điệp truyền thông đến với nhiều khách hàng khác nhau.

Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều công ty quảng cáo từ trong nước đến ngoài nước và hàng nghìn công ty chuyên về thiết kế đồ họa. Các tòa soạn báo, đài truyền hình hay nhà sản xuất,… hoặc bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có nhu cầu tuyển dụng nhân viên, chuyên viên, thực tập sinh về thiết kế đồ họa. Bên cạnh đó, những người theo đuổi lĩnh vực này còn có thể tham gia các dự án nghệ thuật, tham gia vào quá trình tư vấn thiết kế, tổ chức sự kiện cho đến nhà xuất bản phim ảnh.

Hằng năm, người Việt cần hơn 1 triệu lao động trong lĩnh vực thiết kế đồ họa để đủ cho nhu cầu nhân lực trên thị trường này. Chỉ cần tìm kiếm trên mạnh với từ khóa việc làm thiết kế đồ họa thì Google sẽ chỉ ra cho bạn hàng loạt những kết quả liên quan. Thậm chí nhiều công ty còn sẵn sàng bỏ thời gian để tuyển dụng và đào tạo những người không có kinh nghiệm về thiết kế đồ họa để vào làm việc cho công ty. Chính vì sự khan hiếm về nhân lực đã khiến các sinh viên ngành thiết kế đồ họa được nhiều doanh nghiệp lớn săn đón ngay cả khi vẫn ngồi trên ghế nhà trường.

Ngành thiết kế đồ họa là gì?
Ngành thiết kế đồ họa là gì?

Ngoài việc thiếu thốn nhân lực ra, thì mức thu nhập của một người ngành thiết kế đồ họa cũng là mổ điều vô cùng hấp dẫn. Mức thu nhập khởi điểm của sinh viên ngành thiết kế đồ họa có thể lên đến 15 triệu/tháng, tùy thuộc vào năng lượng, kinh nghiệm làm việc và vị trí làm việc. Vì đặc thù công việc là sáng tạo nên đây là một trong những ngành không quá gò bó về mặt thời gian, bạn có thể chủ động làm việc nhiều dự án khác nhau để kiếm thêm thu nhập nếu bạn có thể hoàn thành sản phẩm đúng hạn, phù hợp nhu cầu khách hàng.

Học thiết kế đồ họa gồm những chuyên ngành nào?

Học thiết kế đồ họa gồm những chuyên ngành nào?
Học thiết kế đồ họa gồm những chuyên ngành nào?

Thiết kế, nhận diện thương hiệu

Thương hiệu là sự kết nối bền chặt giữa doanh nghiệp, công ty và đối tượng khách hàng của học. Việc thiết kế đồ họa và nhận dạng thương hiệu là việc tạo ra những yếu tố như: hình ảnh nhằm mục đích miêu tả chân thực về đặc điểm, tính cách và phong cách riêng biệt của từng thương hiệu nhằm truyền đạt thông tin, ý tưởng quảng cáo, chiến dịch thông qua hình ảnh, hình dạng và cả màu sắc. Một bộ nhận diện thương hiệu thường có tên thương hiệu, logo, đồng phục công y, catalogue, website,… tùy vào mục đích sử dụng của bộ nhận diện thương hiệu đó.

Thiết kế Marketing và quảng cáo

Các công ty hiện nay đều nhận ra rằng thiết kế là một phần không thể thiếu đối với một chiến dịch Marketing, họ sẵn sàng chi một khoản tiền lớn để đầu tư thiết kế nhằm nỗ lực tiếp thị sản phẩm thành công. Người làm thiết kế sẽ trực tiếp nói chuyện, trao đổi với giám đốc, người quản lý hoặc chuyên gia Marketing để thống nhất nội dung và hình ảnh cho các chiến lược của mình. Người thiết kế cũng có thể chuyên về một loại lĩnh vực nào đó, ví dụ: sẽ có người chuyên về quảng cáo ngoài trời, nhưng cũng sẽ có người chỉ thích về mảng quảng cáo tạp chí. Các nhà thiết kế mới có thể có được vị trí cấp cao trong lĩnh vực này nếu chịu khó học hỏi để có được kỹ năng và kinh nghiệm quý báo qua nhiều dự án.

Thiết kế giao diện người dùng

Giao diện người dùng là cách mà người dùng tương tác với một thiết bị hoặc một ứng dụng nào đó. Việc làm thế nào để chúng trở nên dễ sử dụng và mang lại trải nghiệm người dùng tốt nhất chính là công việc của người làm thiết kế giao diện người dùng. Trong khuôn khổ thiết kế đồ họa thiết kế giao diện người dùng sẽ tập trung chủ yếu vào việc thiết kế về mặt hình ảnh và thiết kế các yếu tố đồ họa trên màn hình như nút bấm hay thanh menu. Thông thường, các nhà thiết kế giao diện người dùng phải là người có cùng một nhóm, có kỹ năng thiết kế đồ họa cũng như kiến thức về nguyên tắc UI, UX và các kiến thức về ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS và cả JavaScript để có thể phát triển giao diện thiết bị hoặc ứng dụng một cách tối ưu nhất.

Thiết kế giao diện người dùng trong thiết kế đồ họa
Thiết kế giao diện người dùng trong thiết kế đồ họa

Thiết kế ấn phẩm xuất bản

Ấn phẩm truyền thống là những mẫn tin hoặc hình ảnh có thể giao tiếp với độc giả thông qua các kênh phân phối rộng rãi với công nghệ hiện nay, các ấn phẩm đều được xuất bản dưới dạng kỹ thuật số. các ấn phẩm này có thể là tạp chí hoặc sách, báo,… Mọi nhà thiết kế đồ họa chuyên về ấn phẩm sẽ làm việc cùng biên tập viên và nhà xuất bản để thống nhất về bố cục trình bày ấn phẩm và kiểu chơi chữ phù hợp với nội dung thông tin được đưa vào. Ngoài chuyên môn về thiết kế đồ họa, họ còn học cách quản lý màu sắc, kỹ thuật in ấn và cả xuất bản kỹ thuật số.

Thiết kế bao bì

Hầu hết các sản phẩm đều yêu cầu một hình thức đóng gói khác nhau để bảo vệ và chuẩn bị lưu trữ, phân phối và bán hàng. Nhưng thiết kế bao bì cũng có thể giao tiếp trực tiếp với người tiêu dùng, điều này làm cho nó trở thành một công cụ tiếp thị cực kỳ có giá trị. Mỗi hộp, túi, chai, thùng chứa hay hộp đựng đều là cơ hội kể câu chuyện của một thương hiệu. Một nhà thiết kế có thể thiết kế tất cả các loại bao bì hoặc chuyên về một loại bao bì cụ thể hoặc cũng có thể là một ngành cụ thể. Công việc của họ đòi hỏi kỹ năng giải quyết vấn đề và khái niệm hàng đầu ngoài kiến thức làm việc mạnh mẽ về nhà thiết kế in ấn và công nghiệp. Họ phải linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như ngà tiếp thị, nhà sản xuất và nhận thức được xu hướng hiện tại.

Thiết kế chuyển động 2D

Đồ họa chuyển động là các hình ảnh tĩnh được thêm vào các hiệu ứng chuyển động. Điều này có thể dễ dàng thấy được trong các bộ phim hoạt hình, hình ảnh, âm thanh và video. Đồ họa chuyển động thường được xuất hiện trong phần giới thiệu cuối phim, quảng cáo, logo chuyển động, trailer hay bài thuyết trình. Do sự phổ biến của nó nên ngành thiết kế đồ họa được coi là một đặc sản cho các nhà thiết kế.

Xem thêm: Khóa học thiết kề đồ họa 2D Animation tại FPT Arena

Thiết kế 3D

Thiết kế 3D là cụm từ không còn quá xa lạ đối với giới trẻ ngày nay. Hầu hết chúng ta đều đã nghe qua phim 3D, game 3D hay hình ảnh 3D. Những thước phim, game, hình ảnh đó đều là sản phẩm của ngành thiết kế đồ họa 3D – một trong những ngành nghề thu hút nhiều sự chú ý nhất. Tuy nhiên đây cũng là thử thách cho các nhà thiết kế đồ họa theo đuổi lĩnh vực này vì đây là một lĩnh vực khá khó, đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên môn thật vững vàng cùng sự sáng tạo cao.

Thiết kế 3D trong thiết kế đồ họa
Thiết kế 3D trong thiết kế đồ họa

Xem thêm: Khóa học thiết kề đồ họa 3D Animation tại FPT Arena

Thiết kế không gian

Thiết kế không gian là một hoạt động đa ngành kết hợp giữa thiết kế đồ họa, kiến trúc, nội thất, công nghiệp và cả cảnh quan. Các nhà thiết kế cộng tác trong bất kỳ số nào ở các lĩnh vực để lập lên một kế hoạch và triển khai thiết kế của họ. Do đó, các nhà thiết kế thường có giáo dục và kinh nghiệm trong cả thiết kế và kiến trúc đồ họa.

Nghệ thuật minh họa

Nghệ thuật minh họa thường được xem là rất giống với thiết kế đồ họa nhưng thực ra nó lại rất khác nhau. Người thiết kế tạo ra các sản phẩm để giao tiếp và giải quyết vấn đề của khách hàng  còn nghệ sĩ đồ họa và họa sĩ thì chỉ việc sáng tạo tác phẩm đúng chất nghệ thuật gốc. Nghệ thuật minh họa ngày nay đã dần được tạo ra để sử dụng thương mại dù trông chúng có vẻ rất giống với thiết kế đồ họa.

Ngành thiết kế đồ họa thi khối nào?

Ngành thiết kế đồ họa thi khối nào? Dưới đây là các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành thiết kế đồ họa ở các trường Đại học – Cao đẳng bao gồm:

  • H00: Ngữ văn, Năng khiếu vẽ nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ nghệ thuật 2
  • H01: Toán, Văn, Vẽ mỹ thuật
  • H02: Toán, Vẽ hình họa mỹ thuật, Vẽ trang trí màu
  • H03: Toán, KHTN, Vẽ năng khiếu
  • H04: Toán, Anh, Vẽ năng khiếu
  • H05: Văn, KHXH, Vẽ năng khiếu
  • H06: Văn, Anh, Vẽ mỹ thuật
  • H07: Toán, Hình họa, Trang trí
  • V00: Toán, Lý, Vẽ mỹ thuật
  • V01: Toán, Văn, Vẽ mỹ thuật
  • V02: Toán, Tiếng Anh, Vẽ mỹ thuật
  • C04: Toán, Văn, Địa lý
  • D01: Toán, Văn, Anh
  • D10: Toán, Anh, Địa lý
  • D15: Văn, Anh, Địa lý
  • D96: Toán, Tiếng Anh, KHXH

Ngành thiết kế đồ họa thi trường nào?

Dưới đây là danh sách các trường đại học đào tạo ngành thiết kế đồ hoạ và khối tuyển sinh tương ứng với từng trường:

Trường Khối thi Địa chỉ
Đại học kiến trúc Hà Nội H00 Km10 Nguyễn Trãi, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
Đại học mỹ thuật công nghiệp H00, H02 360 đường La Thành, Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội H00, H01, H02 29A ngõ 124, Vĩnh Tuy, Thanh Long, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Đại học mỹ thuật công nghiệp Á châu H00, H05, H06, H07 36 đường Mạc Thái Tổ, khu đô thị Nam Trung Yên, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Đại học FPT A00, A01, D01, D96 Khu GD&ĐT, khu CNC, KM29, ĐCT08, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội
Đại học Hòa Bình H00, H01, V01, V02 8, Bùi Xuân Phái, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Đại học công nghệ thông tin và truyền thông Thái Nguyên C04, D01, D10, D15 Đường Z115, Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, Thái Nguyên
Đại học kiến trúc Đà Nẵng A01 566 Núi Thành, Hòa Cường Nam, Hải Châu, Đà Nẵng
Đại học nghệ thuật Huế H00 10 Tô Ngọc Vân, Thuận Thành, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Đại học kiến trúc TP.HCM H01, H06 196 Pasteur, phường 6, quận 3, Hồ Chí Minh
Đại học công nghệ TP.HCM H01, H02, V00, V02 475A Điện Biên Phủ, phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đại học Tôn Đức Thắng H00, H01, H02 19 Đường Nguyễn Hữu Thọ, Tân Hưng, quận 7, Hồ Chí Minh
Đại học Dân lập Văn Lang H03, H04, H05, H06 45 Nguyễn Khắc Nhu, phường Cô Giang, quận 1, Hồ Chí Minh
Đại học Quốc tế Hồng Bàng H00, H01, V00, V01 215 Điện Biên Phủ, phường 15, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Không thi đại học thì nên học thiết kế đồ họa ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều người sau khi đi làm, sau khi học tại một trường đại học khác bỗng nhận ra niềm yêu thích với thiết kế đồ hoạ và muốn theo đuổi ngành này, nhưng lại không muốn hoặc không đủ điều kiện để thi lại đại học. Vậy họ có thể học thiết kế đồ hoạ ở đâu?

Bên cạnh các trường đại học có khoa thiết kế đồ hoạ, bạn có thể học các kiến thức về thiết kế đồ họa bằng rất nhiều cách:

Tự học

Tự tham khảo các tài liệu miễn phí trên mạng hoặc mua các khoá học online. Hình thức học này giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều tiền nhưng hiệu quả không thực sự cao. Rất hiếm người có thể tạo ra được những tác phẩm xuất sắc chỉ bằng cách tự học. Có rất nhiều lý do: tài liệu trên mạng không đầy đủ, kiến thức trên mạng cũng chỉ là kiến thức cơ bản, người học không đủ quyết tâm theo đuổi việc học,… Tự học thường chỉ giúp bạn biết cách sản xuất các hình ảnh đơn giản bằng những phần mềm thông thường.

Tham gia các khoá học 

Nhu cầu nguồn nhân lực ngành thiết kế đồ hoạ tại Việt Nam ngày càng lớn, để đáp ứng nhu cầu này, hàng loạt các khoá học thiết kế đồ họa đã được ra đời. Với mức phí bỏ ra cao hơn một chút, bạn sẽ học được rất nhiều kiến thức bổ ích từ những khoá học này.

Khi tham gia vào các khoá học thiết kế đồ hoạ, bạn sẽ ngay lập tức được cung cấp nguồn tài liệu cần thiết và hệ thống. Đồng thời, bạn sẽ được các giảng viên có kiến thức chuyên môn cao trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy. Lúc này, dù gặp khó khăn gì trong việc học tập, bạn cũng sẽ nhận được sự giúp đỡ tốt nhất.

Như tôi đã nói, hiện nay có rất nhiều khoá học thiết kế đồ hoạ ngắn hạn cho bạn lựa chọn, tuy nhiên bạn nên tham khảo chương trình học của các đơn vị uy tín như FPT Arena. Tôi tin chắc rằng khi tìm hiểu về lĩnh vực này, bạn cũng đã nghe nói về FPT Arena, đơn vị trực thuộc tập đoàn FPT liên kết với tập đoàn đào tạo CNTT toàn cầu Aptech. Được thành lập vào tháng 7-2004, FPT Arena là ngôi trường đầu tiên đào tạo mỹ thuật đa phương tiện.

Tại đây, bạn không chỉ được học về thiết kế đồ hoạ ở học kỳ đầu, mà còn được học thêm rất nhiều kiến thức mới ít nơi dạy như thiết kế gamethiết kế websitelàm phim hoạt hình 3D,…

Là một trường nổi tiếng trong lĩnh vực đào tạo thiết kế đồ họa, thiết kế mỹ thuật đa phương tiện,… nhưng bạn không cần lo lắng về vấn đề thi cử, hay vấn đề học thiết kế đồ hoạ phải thi ngành gì, trường lấy bao nhiêu điểm,… FPT Arena tuyển sinh dựa trên học bạ cấp 3, vì vậy, dù bạn không thể hay không muốn thi đại học, bạn vẫn có thể tham gia vào các lớp học của trường.

Những tố chất cần thiết khi học thiết kế đồ họa

Những tố chất cần thiết khi học thiết kế đồ họa
Những tố chất cần thiết khi học thiết kế đồ họa
  • Kỹ năng giao tiếp: Công việc của một nhà thiết kế cần phải truyền đạt đúng ý tưởng, thương hiệu của khách hàng và cả những câu chuyện xoay quanh ý tưởng đó. Kỹ năng giao tiếp tốt là một tố chất vô cùng cần thiết cho công việc của mình. Bạn cần phải hiểu rõ về khách hàng cũng như duy trì sự chuyên nghiệp ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn.
  • Sự hiếu kỳ: Bạn sẽ không thể nào tiến xa hơn trong công việc nếu như không có niềm đam mê với nghệ thuật và sự hiếu kỳ về thế giới xung quanh. Một nhà thiết kế đồ họa phải luôn có hứng thú đi sâu và tìm hiểu vấn đề để khám phá mọi thứ xung quanh, từ những chi tiết nhỏ nhất.
  • Đam mê và nhiệt huyết: Bạn sẽ không thể nào phát huy được tính sáng tạo nếu như bạn không thật sự yêu nghề. Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận đến từng chi tiết và cần phải đương đầu với không ít những khó khăn. Bạn sẽ phải dựa vào chính sự đam mê của mình để vượt qua những điều mệt mỏi nhất.
  • Sự cởi mở: Để trở thành một nhà thiết kế đồ họa tài ba, bạn cần phải thật sự cởi mở, sẵn sàng học hỏi điều mới và ghi nhận những lỗi sai, lời khuyên, sự góp ý của người khác dành cho mình. Một nhà thiết kế tài ba tạo nên những kiệt tác từ chính những mảnh ghép cuộc sống đời mình, vì thế bạn không được phép sợ hãi, bạn cần phải thể hiện tài năng và những suy nghĩ của mình trước mặt người khác.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Là một nhà thiết kế, bạn cần phải có khả năng suy luận logic để có thể hoàn thành tốt mọi việc. Cùng với sự sáng tạo, bạn sẽ có thể biến những mảnh ghép đó thành một sản phẩm hoàn hảo.
  • Cầu toàn: Một chút sự cầu toàn sẽ thật sự cần thiết đối với một người làm thiết kế đồ họa. Sự cầu toàn sẽ đảm bảo bạn luôn cố gắng phát triển bản thân và làm việc hiệu quả hơn bao giờ hết.
  • Lòng kiên nhẫn: Vì tính chất công việc, đòi hỏi bạn cần phải tỉ mỉ, kiên nhẫn và khá mất thời gian. Vậy nên nếu bạn là một người có tính cách nóng vội thì e rằng bạn sẽ rất khó để có thể theo đuổi công việc này.

Học thiết kế đồ họa ra làm gì?

Chắc hẳn đây là câu hỏi của rất nhiều người khi lựa chọn ngành thiết kế đồ họa. Một số công việc sau khi học thiết kế đồ họa có thể kể đến đó chính là:

  • Làm thiết kế tại các công ty truyền thông, nhà xuất bản, quảng cáo, tạp chí,…
  • Tổ chức và thành lập doanh nghiệp chuyên về thiết kế đồ họa
  • Làm việc ở các vị trí thiết kế hoặc quản lý về thiết kế đồ họa tại các công ty trong và ngoài nước
  • Học tập nâng cao trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ sau khi ra trường và tham gia giảng dạy tại các trường đại học các cơ quan nghiên cứu, đào tạo về chuyên ngành thiết kế đồ họa.

Trên đây là một số những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn về ngành thiết kế đồ họa. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ có thể hiểu được ngành thiết kế đồ họa là gì cũng như sau khi ra trường cần phải làm gì. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến thiết kế đồ họa thì có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất nhé!

Nguồn: arena.fpt.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *