Làm thế nào để biết chiến dịch quảng cáo của bạn có hiệu quả ra sao?

Sự nổi lên của các nền tảng truyền thông xã hội và quảng cáo trực tuyến đã cách mạng hóa cách chúng ta đo lường hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo.

Để đo lường kết quả của một chiến dịch quảng cáo chính xác, bạn cần một công cụ giám sát phương tiện truyền thông. Nó sẽ giúp bạn theo dõi chặt chẽ các KPI quan trọng và đánh giá tác động của PR đối với doanh nghiệp.

Vậy, cụ thể cách để đo lường kết quả của chiến dịch quảng cáo như thế nào?

Số liệu PR cần theo dõi

Có vô vàn số liệu mà bạn có thể theo dõi, tuy nhiên, liên quan đến hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo, chỉ cần lưu ý đến những con số dưới đây!

Lượt nhắc đến thương hiệu

Số lượt đề cập đến thương hiệu cho biết tên thương hiệu, hashtag hoặc bất kỳ từ khóa nào mà bạn theo dõi khi chạy chiến dịch đã được đề cập trực tuyến bao nhiêu lần trong một khung thời gian nhất định. Mức tăng đột biến sẽ cho biết mọi người đang nói về sản phẩm hoặc hoạt động của bạn.

Đặc biệt, nếu mục tiêu chính của chiến dịch quảng cáo là nâng cao nhận thức, hãy chú ý đến số lượng đề cập.

qcc 1
Nếu mục tiêu chính của chiến dịch quảng cáo là nâng cao nhận thức, hãy chú ý đến số lượng đề cập (Ảnh: Freepik) 

Cảm xúc

Kết quả của một chiến dịch quảng cáo đều phụ thuộc vào cảm xúc của khán giả đối với thông điệp của bạn.

Trước đây, bạn chỉ có thể dự đoán bằng một số cách quan sát nhất định như người xem ở lại lâu hoặc rời khỏi trang web một cách nhanh chóng. Nó cho thấy nội dung không phù hợp và không đáp ứng được nhu cầu của họ. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta có nhiều phương pháp để theo dõi cảm xúc xung quanh thương hiệu và đo lường mức độ thành công một cách chính xác hơn.

Dựa trên ngôn ngữ, biểu tượng cảm xúc tích cực, tiêu cực hoặc trung lập xuất hiện trên các bài đăng, chúng ta có thể dễ dàng đo đạt được. Lượng tình cảm tích cực là dấu hiệu của sự thành công. Ngược lại, khi tâm lý tiêu cực chiếm ưu thế, đó là dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng truyền thông đang hình thành.

Sự gắn kết

Lời nói tiêu cực chưa hẳn là tồi tệ nhất có thể xảy ra với chiến dịch truyền thông xã hội của bạn. Bởi điều tệ hơn nữa có thể xảy ra là không khơi dậy bất kỳ cuộc trò chuyện nào. Điều này đồng nghĩa với việc bài đăng trên blog, chiến dịch tiếp cận email, bản tin, sự kiện của bạn không đủ thú vị để mọi người nói về nó.

Cách đáng tin cậy nhất để xây dựng một cộng đồng gắn kết xung quanh thương hiệu là cung cấp nội dung phù hợp đến đúng đối tượng một cách thường xuyên.

Tỷ trọng tiếng nói

Các chiến dịch PR đều nhằm mục đích tiếp cận đúng người với đúng thông điệp vào đúng thời điểm. Tính toán tỷ lệ tiếng nói (SoV) cho thương hiệu của bạn là một trong những KPI kinh doanh quan trọng nhất. Nó cho biết phần nào của toàn bộ cuộc thảo luận trực tuyến được tạo bởi một hồ sơ công khai nhất định.

qcc2
Tính toán tỷ lệ tiếng nói là một trong những KPI kinh doanh quan trọng (Ảnh: Freepik)

Chia sẻ tiếng nói sẽ giúp bạn xác định nhận thức về thương hiệu cũng như cung cấp nhiều thông tin về khán giả, chẳng hạn như mức độ tương tác hoặc nền tảng xã hội mà họ thích nhất.

Giá trị truyền thông

Giá trị truyền thông kiếm được là một trong những thước đo quan trọng nhất đối với các chuyên gia quảng cáo. Nó cho thấy tác động và hiệu quả của chiến dịch và thể hiện mối tương quan trực tiếp giữa hoạt động và số tiền mà khách hàng hoặc công ty của bạn thu được.

Lưu lượng truy cập trang web

Mặc dù ngày càng có nhiều chiến dịch quảng cáo diễn ra trên các kênh truyền thông xã hội khác nhau nhưng trang web vẫn là một nền tảng quan trọng để tiếp cận đối tượng đích.

Bạn có thể đăng nhập vào Google Analytics để xem xét kỹ hơn số liệu phân tích lưu lượng truy cập trang web của mình. Để theo dõi đường dẫn người dùng trong GA, hãy sử dụng các liên kết có thể theo dõi được – ví dụ như GA Link Builder.

Một số liệu thú vị khác mà bạn sẽ tìm thấy trong GA là tỷ lệ thoát trang. Tỷ lệ thoát cao là dấu hiệu cho thấy kết quả kém của một chiến dịch PR.

Công cụ đo lường chiến dịch quảng cáo

Để đo lường thành công chiến dịch quảng cáo của thương hiệu, bạn cần có bộ công cụ phù hợp.

Vậy đâu là công cụ đo lường hiệu quả của một chiến dịch marketing trên thị trường?

Google Analytics

Như đã trình bày ở trên, Google Analytics là một trong những công cụ phổ biến và được sử dụng nhiều nhất để đo lường hiệu quả marketing. Nó cho phép cung cấp đa dạng tính năng nhằm việc hỗ trợ người dùng phân tích và tối ưu hóa nội dung.

qcc 3_11zon
Google Analytics là một trong những công cụ phổ biến và được sử dụng nhiều nhất để đo lường hiệu quả marketing (Ảnh: Sưu tầm)

Google Search Console

Google Search Console là công cụ giúp doanh nghiệp quản trị trang web của mình. Thông qua đây, nhà quản trị có thể theo dõi hiệu suất trang web thông qua những chỉ số như: Cụm từ tìm kiếm, lưu lượng tìm kiếm, tỷ lệ click…

Social Mention

Social Mention là một công cụ hữu ích để tìm kiếm và phân tích mạng xã hội theo thời gian thực. Với công cụ này, bạn có thể biết mức độ phổ biến của thương hiệu, đánh giá các phản hồi tích cực, các từ khóa liên quan đến doanh nghiệp, phân tích nội dung.

Cyfe

Cyfe cho phép người dùng giám sát các trang web trên nhiều nền tảng khác nhau. Dựa vào đó, doanh nghiệp sẽ có một cái nhìn bao quát toàn cảnh về mức độ hiệu quả trong chiến lược marketing của mình.

qcc 4
Cyfe cho phép người dùng giám sát các trang web trên nhiều nền tảng khác nhau (Ảnh: Sưu tầm)

SumAll

SumAll là công cụ đo lường hiệu quả quảng cáo có giao diện đơn giản và dễ sử dụng. Sử dụng SumAll, người dùng có thể chia sẻ, quản lý nội dung quảng cáo với trên 20 kênh khác nhau.

Chartbeat

Đây là công cụ phân tích, theo dõi người dùng tương tác nội dung của thương hiệu. Khi bạn xuất bản nhiều nội dung đa dạng, Charbeat sẽ giúp thu thập tất cả dữ liệu vào một chỗ.

Nguồn: tiepthigiadinh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *