Bạn đang mong muốn làm ra video sử dụng các nhân vật 2D, 3D hấp dẫn nhưng còn nhiều vướng mắc và chưa biết bắt đầu từ đâu. Hãy cùng FPT Arena khám phá cách làm video Animation cho những người mới ngay bài viết dưới đây.
Bước 1: Lên ý tưởng, viết kịch bản cho video
Để có được một video chất lượng, điều đầu tiên là các bạn cần lên ý tưởng và có kịch bản hoàn chỉnh. Ở video bạn cần xác định được mong muốn và diễn tả được ý tưởng của nội dung video. Từ đây khi tiến hành viết kịch bản bạn sẽ quyết định những gì xuất hiện trong video.
Ngoài ra, trước khi viết kịch bản cho video của mình bạn cần xác định: Đối tượng của video và thông điệp của video, mục tiêu của video là gì, tại sao bạn lại làm video này?
Sau đó là bạn cần tóm gọn lại nội dung của nó hay còn gọi là brief để xác định và định hướng rõ ràng cho video. Ở bất kỳ video nào tạo ra sẽ có một thông điệp cốt lõi truyền tải tới người dùng.
Bước 2: Tạo các phân cảnh cho video hoạt hình của bạn
Trong quy trình tạo nên video vai trò của phân cảnh rất quan trọng. Bởi tác dụng của các phân cảnh sẽ giúp bạn hình dung một cách rõ ràng hơn về ý tưởng của mình khi hoàn thành nó sẽ ra sao.
Bảng phân cảnh tưng tự như một dải truyện tranh giúp bạn sắp xếp ý tưởng lời theo từng phân cảnh một cách hợp lý. Nó sử dụng các hộp hình chữ nhật để thể hiện lời thoại và hành động nếu có, chúng có thể được dùng để lập kế hoạch cho mục tiêu. Ngoài ra, nếu gặp bất tiện ở khâu tạo phân cảnh bạn hãy tham khảo thêm các công cụ giúp tạo phân cảnh trực tuyến nhé.
Bước 3: Lựa chọn thể loại phim Animation
Các thể loại phim Animation rất đa dạng. Song, mỗi loại phim sẽ có phong cách riêng tùy thuộc theo nhu cầu thực hiện và nội dung của video. Bởi vậy các cách làm video Animation cũng rất đa dạng.
a, Video hoạt hình 2D
Video hoạt hình 2D là phong cách video được dùng phổ biến. Các đoạn video này được tạo ra bằng cách sắp xếp liên tục các hình ảnh heo mô phỏng chuyển động như cuộc sống hàng ngày. Loại hình video này sẽ phù hợp cho cộng đồng nhiều hơn, những người khán giả thường là quần chúng.
b, Video hoạt hình sử dụng bảng trắng
Video hoạt hình bảng trắng là thích hợp nhất để tạo ra video giải thích mô tả về sản phẩm. Nếu có kịch bản hấp dẫn nó sẽ tác động rất lớn đến nhận thức của người dùng.
Điều này dễ dàng gây được sự chú ý và thu hút người dùng và lưu lại trong bộ nhớ của họ một thời gián sau đó. Bởi vậy các video bảng trắng được ứng dụng nhiều trong các video giáo dục, giải thích các ý tưởng phức tạp cho học sinh.
c, Video hoạt hình sử dụng Typography
Video hoạt hình sử dụng kiểu chữ là một kỹ thuật pha trộn chuyển động dưới dạng video. Chúng thường được sử dụng làm lyric cho các bài nhạc, thường là các phần phụ đề. Quá trình này không mất nhiều thời gian bởi vậy video dạng typography rất được ưa chuộng.
d, Video hoạt hình Infographic
VIdeo hoạt hình Infographic có tác dụng chuyển đổi dữ liệu nhàm chán thành các câu chuyện hấp dẫn, dễ được ghi nhớ từ người xem hơn. Những hình ảnh bắt mắt mắt cùng các hiệu ứng chuyển động tạo nên nét độc đáo, thu hút được chú ý từ người xem dễ dàng hơn.
e, Video hoạt hình thủ công
Loại hình video này là một cách đơn giản nhưng hiệu quả để giải thích một khái niệm dễ hiểu nhất. Bởi vậy chúng phù hợp để giải thích những ý tưởng phức tạp.
Bước 4: Tiến hành làm video
Cách làm video Animation bao gồm: Quá trình lên ý tưởng, viết kịch bản đã xong, khi bắt tay vào làm video bạn nên lựa chọn một phần mềm hỗ trợ tạo video phù hợp. Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ tạo video cả trên điện thoại hay trên máy tính.
Tuy nhiên để tạo ra được các video Animation chuyên nghiệp thì After Effects luôn là một lựa chọn không thể bỏ qua. Đây được coi là một công cụ đắc lực giúp cả những người chuyên nghiệp lẫn không chuyên tạo ra các video hay, độc đáo.
Bước 5: Thêm nhạc nền phù hợp cho video
Nhạc nền cho video là một bước quan trọng không thể qua loa. Bởi từ trước đến nay, âm thanh luôn có sức hấp dẫn rất lớn đối người xem. Chọn được nhạc nền phù hợp là một việc không dễ dàng cần có nhiều thời gian chọn lọc. Lời khuyên của FPT Arena là bạn nên lưu ý vài điểm khí chọn nhạc nền như:
- Hãy nghĩ về cảm xúc mà video muốn gợi tả.
- Hãy tìm hiểu nhiều hơn về tính cách của đối tượng hướng tới.
- Nên chú ý nhạc không vi phạm bản quyền khi muốn lan truyền video rộng rãi.
Bước 6: Lồng tiếng cho video
Qua 5 bước hướng dẫn cách làm video Animation kể trên, một video cơ bản đã được hoàn thành. Tuy nhiên một vài trường hợp video cần có lời thoại, hay nồng tiếng nhân vật,… Công việc này bạn cần ghi âm, thu âm lại hoặc sử dụng một số ứng dụng chuyển đổi giọng nói để dễ dàng ghép âm thanh và hoàn thiện video.
Trên đây là chia sẻ của FPT Arena về cách làm video Animation cho người mới bắt đầu mong rằng sẽ hữu ích với các bạn. Nếu bạn đang mong muốn tìm hiểu về lĩnh vực xây dựng video và muốn được xây dựng một lộ trình học bài bản hãy liên hệ ngay với FPT Arena qua:
Nguồn: arena.fpt.edu.vn