Corporate Identity (CI) vs Brand Identity (BI)

Corporate Identity (CI) vs Brand Identity (BI)

Hai khái niệm này gây ra sự nhầm lẫn cho rất nhiều người. Vậy “Corporate Identity (CI) vs Brand Identity (BI)” giống nhau và khác nhau ở những điểm gì?

Mục lục bài viết

  • Giống nhau
  • Khác nhau

Giống nhau

Đều liên quan đến Identity (nhận diện) với đầy đủ các thành tố: Tên thương hiệu, Logo, Slogan, Brand color, Master Brand Format (mẫu định dạng chuẩn) và Brand Tyface (kiểu chữ thương hiệu).

Identity là bộ công cụ để khách hàng nhìn thấy và nghe thấy “chân dung” của thương hiệu. Identity phải chuyển tải Chiến lược thương hiệu đã xây dựng trước đó. Tiêu chí đẹp , do vậy, mới chỉ đạt 50% yêu cầu của Identity. 50% còn lại là Identity mang lại thông điệp gì.

Khái niệm CI hay BI khác với Brand Image. Một bên mang tính chủ quan từ doanh nghiệp. Một bên do khách quan khách hàng cảm nhận. Nhiều người vẫn nhầm lẫn cái này.

Khác nhau

Brand Identity nói về nhận diện thương hiệu nói chung. Nó có thể là Corporate Identity (CI) hoặc Product Identity (PI) thậm chí cho Personal Brand (CI là chỉ về nhận diện cho công ty). Một doanh nghiệp nếu tên công ty và tên sản phẩm là một thì CI cũng là PI (Coca, Henieken, Vietjetair, MaiLinh taxi). Ngược lại, sẽ có CI và PI riêng. Ví dụ khách hàng của Richard Moore Associate trong lĩnh vực BĐS là công ty Đại Quang Minh. Công ty có dự án là khu đô thị Sala tại Thủ Thiêm. Họ có CI cho Đại Quang Minh và PI cho Sala. CI làm trước. PI làm sau. Logo của CI và PI khác nhau. Cả hai đều có một màu thương hiệu chung là màu vàng gold.

CI và PI giống và khác nhau ở mức độ nào phụ thuộc vào mô hình Brand Relationship Structure giữa Corporate Brand và Product Brand. Ví dụ như mô hình của P&G là House of Brand thì nhận diện của thương hiệu mẹ và các thương hiệu con là độc lập nhau. Ngược lại gần 200 thương hiệu của tập đoàn Virgin (Richard Branson) đều có màu nhận diện giống nhau là màu đỏ và đều mang chữ Virgin phía trước.

20151127_163839

Ông Nguyễn Đức Sơn – Giám đốc chiến lược thương hiệu Richard Moore Associates

Theo Ông Richard Moore, với 40 năm chuyên về xây dựng Identity cho nhiều thương hiệu tại Mỹ và Việt nam (trong đó có IBM, Electrolux hay AT&T), hiện nay trên thế giới thuật ngữ Corporate Identity hầu như rất ít người dùng. Thay vào đó thuật ngữ Brand Identity được dùng chung cho cả Corporate và Product.

Nguồn được tổng hợp từ bài chia sẻ của Ông Nguyễn Đức Sơn – Giám đốc chiến lược Thương Hiệu Richard Moore Associates.

Xin chân thành cảm ơn những chia sẻ của ông Đức Sơn cho cộng đồng!

Theo Unique Advertising