CONTENT MARKETING: CÁCH THỨC XÂY DỰNG LỢI NHUẬN & THƯƠNG HIỆU QUA NỘI DUNG

Tại FIEX, chúng tôi triển khai Content Marketing (hay còn gọi là Tiếp thị nội dung) theo chiến lược hiệu quả, mang lại lợi ích tăng trưởng thương hiệu & doanh thu mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể đo lường được.

chiến lược content marketing
Content Marketing là 1 phần quan trọng trong hệ thống Digital Marketing 

Chiến lược content website tại FIEX không chạy theo những gì thịnh hành, ngắn hạn và trendy. Chúng tôi tập trung vào các yếu tố hiệu quả lâu dài nhưng không kém phần đặc sắc.

Có một hiểu lầm phổ biến khi mọi người nghe hoặc nghĩ về làm Content Marketing.

Tạo chiến lược Content Marketing không giống như việc tung ra một vài bài blog, hình ảnh thu hút sự chú ý và mang tính viral. Làm content marketer là trở thành một nhà xuất bản, người tạo ra nội dung đem kết quả thật sự cho doanh nghiệp.

Thời trước, các công ty thường tạo quảng cáo rồi chèn chúng vào nội dung mà khán giả, bạn đọc thích, giống cách quảng cáo trên tivi hay radio hiện nay.

Đó gọi là cách “thuê” nội dung của người khác để chiếu quảng cáo của mình. Giống như chúng ta thường ngồi xem chương trình yêu thích của mình và “chịu đựng” xem những quảng cáo ở giữa.

Thế nhưng bây giờ, “thời cuộc” đã khác.

Phong cách quảng cáo “vay mượn” không được người xem yêu thích dần bị thay thế bởi những nội dung hay và hữu ích mà các công ty tạo nên để thu hút khách hàng và quảng bá về chính mình.

Giống như cách mà Gopro đang làm trên tài khoản Instagram của họ đây này.

content trên instagram
Trang instagram được yêu thích của Gopro

Sẽ chẳng cần phải thuê mướn content của ai khác nữa khi chúng ta có thể tự tạo sân chơi cho chính mình.

Và đây mới là bản chất của Content marketing: tạo ra một chiến lược nội dung toàn diện.

Chiến lược nội dung toàn diện là gì và làm thế nào để tạo ra Chiến lược Nội dung toàn diện đem lại lợi nhuận cho Doanh nghiệp?

Rất nhiều người làm content với một suy nghĩ như sau:

“Yes, tôi sẽ viết blog. Và tôi hứa sẽ viết một cái gì đó mới mỗi tuần/tháng ”.

Sai lầm nhé!

Còn rất nhiều công việc khác bạn cần phải thực hiện trước khi bạn quyết định có nên bắt đầu một bài viết hay không.

Content Marketing là phải tạo ra đúng thông điệp, đến đúng người, vào đúng thời điểm, qua đúng kênh truyền thông.

Thông qua 5 điều sau:

  1. Cần hiểu sâu sắc về khách hàng mục tiêu của bạn là ai (bao gồm cả mong muốn và nhu cầu của họ) — qua việc xây dựng Khách hàng mục tiêu.
  2. Tạo ra Content phù hợp cho từng Hình tượng mục tiêu ở mỗi giai đoạn của Phễu bán hàng
  3. Chọn định dạng content phù hợp để truyền tải thông điệp đó (không chỉ về các bài đăng trên blog)
  4. Đảm bảo nội dung bạn viết mọi người không muốn bỏ lỡ VÀ giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh
  5. Cuối cùng, cần đảm bảo rằng nhóm khách hàng mục tiêu của bạn thực sự nhìn thấy và bị thu hút bởi nội dung bạn tạo — đây là bước tối ưu hóa, phân phối và quảng cáo.
yếu tố cấu thành chiến lược content marketing

Rồi, bây giờ mình sẽ đào sâu vào 5 điều kể trên nhé!

5 Yếu tố cấu thành chiến lược Content toàn diện

1. Khách hàng mục tiêu: Ai là khách hàng tiềm năng nhất của bạn?

Khách hàng mục tiêu là đại diện cho những khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp.

Bạn cần hiểu rõ thông tin về họ, càng cụ thể càng tốt như: nhân khẩu học (tuổi, giới tính, ngôn ngữ, vị trí, v.v.) và tâm lý học (sở thích, mong muốn, ý kiến cá nhân, giá trị sống, v.v.)

Ví dụ: Khách hàng mục tiêu có thể trông như thế này:

chân dung khách hàng mục tiêu
Chân dung khách hàng mục tiêu cơ bản

Tạo đối tượng mục tiêu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những người bạn đang tiếp thị đến — ngoài những con số thông thường như lượng khách truy cập, người dùng hoặc doanh số.

Hãy tưởng tượng nếu bạn phải viết quảng cáo cho 1 công ty thiết bị cắm trại dựa trên 1 trong 2 mô tả sau:

  • Mô tả #1: Nam giới từ 30 đến 45 tuổi sống ở TP. Hồ Chí Minh thích cắm trại.
  • Mô tả # 2: Anh Nam, một chủ doanh nghiệp 40 tuổi, cha của một đứa trẻ 10 tuổi, thích đi du lịch vòng quanh Việt Nam bằng chiếc Innova của mình. 

Anh ấy quan tâm sâu sắc đến sự nóng lên toàn cầu và cố gắng giảm lượng khí thải carbon của bản thân càng nhiều càng tốt — một số việc anh ấy đã làm bao gồm ăn chay trường, lắp đặt các tấm pin mặt trời trên xe hơi của mình và chỉ mua quần áo bằng sợi tái chế.

Rõ ràng là mô tả 2 sẽ giúp công việc của bạn dễ dàng hơn, phải không?

Tất nhiên không chỉ mỗi viết quảng cáo thu hút anh Nam dễ dàng hơn — cả những việc khác như nhắm mục tiêu quảng cáo, lựa chọn kênh quảng cáo, lập ngân sách, giá cả sản phẩm, phát triển quan hệ đối tác bán hàng… và nhiều quyết định khác sẽ dễ dàng hơn khi bạn có một khách hàng mục tiêu cụ thể.

Cách tìm thông tin nhân khẩu học của Khách hàng mục tiêu

Đây là dữ liệu về tuổi tác/giới tính/thu nhập/trình độ học vấn/khu vực sinh sống điển hình mà bạn có thể dễ dàng tìm kiếm ở các công cụ thông dụng, như công cụ Google Analytics chẳng hạn.

chân dung khách hàng mục tiêu trong google analytics
Thông tin Nhân khẩu học trong Google Analytics

Nếu bạn chưa có nhiều traffic truy cập vào website, công cụ Audience Insights của Facebook cũng giúp bạn tìm kiếm được thông tin này.

nhân khẩu học trong audience insights
Thông tin Nhân khẩu học trong Audience Insights

Khi bạn đã thu thập được dữ liệu nhân khẩu học cơ bản, thì chuyển qua tìm cái thú vị hơn ở dưới đây nhé! 👇

Cách nghiên cứu tâm lý học của Khách hàng mục tiêu

Rất nhiều doanh nghiệp bỏ qua nghiên cứu tâm lý học vì nó khó (bản thân tôi cũng từng vậy). Dữ liệu tâm lý học khó lấy hơn dữ liệu nhân khẩu học, nhưng nó cũng thú vị hơn và mang lại nhiều ý nghĩa hơn.

Tâm lý học của khách hàng mục tiêu bao gồm những thứ như sở thích, ý kiến cá nhân, các mục tiêu, mong muốn, và giá trị sống, giúp bạn phân biệt 1 số nhóm khách hàng đặc trưng khác với phần còn lại của dân số. Chiến lược nội dung sẽ mạnh hơn gấp 10 lần nếu bạn tìm được các thông tin quý báu này.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, cách tốt nhất để thu thập dữ liệu tâm lý là nói chuyện trực tiếp với những ai là khách hàng lý tưởng của bạn.

Nếu bạn đã có khách hàng, hãy liên hệ với họ và đặt lịch phỏng vấn qua điện thoại.

Còn khi chưa có khách, bạn có thể thử tìm những người phù hợp mà bạn nghĩ sẽ có thể là khách hàng tương lai của mình, rồi nói chuyện với họ.

Trước khi phỏng vấn, hãy chuẩn bị một kịch bản hỏi về những khó khăn mà họ đang gặp phải, mục tiêu của họ, lý do tại sao họ tìm kiếm một sản phẩm/dịch vụ như thế, sản phẩm/dịch vụ của bạn có đang (hoặc có khả năng) giúp họ đạt được mục tiêu không?

Trong cuộc phỏng vấn, bạn lưu ý:

  • Hãy nói nhiều về họ, chứ không phải về sản phẩm của bạn
  • Đừng cố bán bất cứ thứ gì cho họ, hãy cố gắng tìm hiểu, học hỏi càng nhiều càng tốt
  • Hãy để họ chủ động hầu hết trong cuộc nói chuyện, bạn ghi chép thôi nhé.

Xây dựng Khách hàng mục tiêu thôi nào!

Khi bạn đã có khá đầy đủ dữ liệu nhân khẩu học và tâm lý học về khách hàng của mình, đã đến lúc xây dựng khách hàng mục tiêu.

Bạn tự nhiên sẽ thấy có các xu hướng và điểm tương đồng giữa các nhóm người nhất định trong list danh sách phỏng vấn khi phân tích dữ liệu và dễ dàng nhóm các yếu tố phổ biến này lại, từ đó xác định tính cách khách hàng mục tiêu của mình.

Ví dụ: khi chúng tôi thực hiện nghiên cứu tính cách khách hàng tại FIEX, chúng tôi nhận thấy ba nhóm người chính:

  • Doanh nhân mới khởi nghiệp (<1 năm): Những người muốn làm các dịch vụ chạy quảng cáo riêng lẻ như Facebook Ad, Google Ad để thử nghiệm tung sản phẩm ra thị trường.
  • Doanh nhân mới khởi nghiệp (2 – 5 năm): Những người tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ Marketing Online tổng thể từ chiến lược đến thực thi, đa dạng nền tảng nhằm thúc đẩy vượt trội doanh nghiệp.
  • Các Marketer in-house (nội bộ) : Những người thuộc phòng marketing nội bộ của công ty, mong muốn cải thiện kỹ năng của họ hoặc chứng tỏ năng lực thực thi của mình với sếp.

À quên, đừng tạo nhiều hơn 3 khách hàng mục tiêu trong lần đầu tiên bạn làm.

Bạn có thể lưu lại thông tin về Khách hàng mục tiêu của mình vừa xây theo bố cục như hình minh hoạ bên dưới.

xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu

Cuối cùng hãy chia sẻ bảng thông tin này cho mỗi người trong team của bạn (hoặc đến những người liên quan nhé)!

Ngoài ra, bạn cũng nên thảo luận thêm với đội nhóm của mình để nhận được nhiều phản hồi giúp điều chỉnh và cải tiến thêm Khách hàng mục tiêu của công ty.

2. Những lý do mua hàng: Tạo thông điệp đơn giản, tập trung vào chuyển đổi

Một trong những chìa khóa để tạo chiến lược nội dung hiệu quả là hãy chia nhỏ thông điệp sản phẩm của bạn thành những phần nhỏ, dễ đọc dễ hiểu để thúc đẩy khách hàng qua từng phễu bán hàng.

Chúng tôi gọi đây là những “Mảnh ghép giá trị sản phẩm”.

Cần tránh nhầm lẫn với Value Proposition – Tuyên bố giá trị tổng quan – đưa ra lý do hàng đầu vì sao khách hàng nên dùng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.

Một mảnh ghép giá trị chỉ đơn giản là một thông điệp được gửi đến từng khách hàng mục tiêu ở mỗi giai đoạn phễu bán hàng, thúc đẩy họ thực hiện một hành động và dịch chuyển sâu hơn sang giai đoạn tiếp theo của phễu.

Nếu bạn chưa hiểu rõ về Phễu bán hàng (Sale Funnel là gì), hãy đọc thêm tại đây

Ví dụ, chúng ta cùng xem cách Grab đang làm nhé!

Grab là một mô hình doanh nghiệp kinh tế chia sẻ, vì vậy họ có 2 khách hàng mục tiêu là khách hàng sử dụng dịch vụ booking và đối tác tài xế.

Mỗi nhân vật này có một hành trình khác nhau trong Phễu bán hàng

  • Khách hàng Grab: Chuyển biến từ việc không biết về đặt xe trên Grab, đến việc sử dụng nó thường xuyên để di chuyển trong thành phố
  • Đối tác Grab (tài xế): Từ việc chưa nghe đến Grab bao giờ, đến việc chạy Grab trở thành nguồn kiếm thu nhập bán thời gian hoặc toàn thời gian

Vì vậy, các Mảnh ghép giá trị của dành cho 2 đối tượng này sẽ thể hiện như sau:

content marketing buyer journey

Tiêu chuẩn để ta có được những Mảnh ghép giá trị đề xuất, đó là:

  • Đơn giản và dễ hiểu
  • Đặc trưng cho từng khách hàng mục tiêu
  • Cụ thể cho nhu cầu thông tin của khách hàng mục tiêu ở mỗi giai đoạn của phễu bán hàng
  • Dẫn dắt khách hàng mục tiêu đi từ đầu phễu xuống cuối phễu

Nào, cùng thực hiện tìm kiếm những Mảng nội dung giá trị với các bước sau:

  • Viết ra từng khách hàng mục tiêu của công ty bạn
  • Vẽ phễu bán hàng bên cạnh mỗi khách hàng mục tiêu
  • Chia nhỏ hành trình của mỗi khách hàng mục tiêu trong phễu thành các bước riêng biệt (tức là họ cần, nghĩ gì, muốn gì ở mỗi bước?)
  • Viết thông điệp trong vòng một câu cho mỗi giai đoạn của kênh để dễ dàng truyền đạt giá trị sản phẩm của bạn trong bối cảnh Họ muốn / cần / nghĩ gì

3. Content Type: Chọn phương tiện truyền đạt tốt nhất cho thông điệp của bạn

Đến đây thì chắc bạn đã xác định được khách hàng mục tiêu của mình và tạo ra mảnh đề xuất giá trị cho mỗi giai đoạn của phễu bán hàng rồi phải không nào?

Giờ thì mình sẽ bàn đến cách để truyền đạt nội dung thông điệp này đến đối tượng mục tiêu.

Nếu bạn nghĩ tiếp thị nội dung = các bài đăng trên blog, thì ý tưởng này chưa đủ lớn.

Các rất nhiều loại nội dung khác nhau được ứng dụng trên các giai đoạn khác nhau của phễu bán hàng.

Ở giai đoạn đầu phễu là lúc bạn đang tìm cách thu hút lượng lớn khán giả biết về công ty/sản phẩm thì nên sử dụng các loại nội dung sau đây:

  • Podcast
  • Bài viết quảng cáo về công ty/dịch vụ/sản phẩm
  • Bài viết thông tin trên blog
  • Các bài post trên mạng xã hội (Facebook, Instagram…)
  • Video trên YouTube
ví dụ về content marketing

Ở giữa phễu, mục tiêu của bạn là chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng tiềm năng và nuôi dưỡng họ.

Một số loại nội dung phù hợp giai đoạn này gồm có:

  • Lead magnet hoặc file tài liệu download được.
  • Bài đăng trên blog
  • Email
  • Các Hội thảo
  • Bản dùng thử demo miễn phí
  • Các khóa học nhỏ
  • Showcase
  • Mẫu Quảng cáo (tiếp thị lại)
tool phục vụ content marketing

Ở cuối phễu, lúc này mục tiêu của mình là chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thật sự. Hãy sử dụng:

  • Trang bán hàng Sale Pages
  • Trang Review
  • Tối ưu trang thanh toán – checkout page
  • Emails
  • Mẫu Quảng cáo (tiếp thị lại)
xây dựng lợi nhuận với content marketing

Lúc cần giữ chân khách hàng, tăng tỷ lệ mua lại và sự yêu thích,  để có thể tăng giá trị lâu dài của khách hàng và nhận được giới thiệu của họ đến những người khác. Sau đây là vài loại nội dung tôi gợi ý sử dụng:

  • Email
  • Feedback form: thu thập ý kiến khách hàng
  • Phỏng vấn khách hàng
  • Bảng xếp hạng mức độ yêu mến
  • Báo cáo hiệu quả sau sử dụng sản phẩm hoặc theo dõi tiến độ cho khách hàng.
ví dụ về chiến lược tiếp thị nội dung

4. Nội dung thu hút sự chú ý: thứ mọi người thực sự muốn đọc

Một trong những sai lầm lớn nhất mà doanh nghiệp có thể mắc phải là quên cách tìm ra thứ content mà khách hàng mục tiêu của bạn muốn đọc.

  • Lần cuối cùng bạn đọc toàn bộ một bài báo là khi nào?
  • Đã bao giờ xem hết 100% video trên YouTube? 
  • Đã từng nhìn vào tất cả các bức ảnh Instagram của bạn?
  • Bạn có thường tập trung vào một thứ duy nhất tại một thời điểm không? Hay bạn mở 1 đóng tab trên trình duyệt web? 

Bạn hiểu ý tôi chứ ?

Khán giả truy cập thường làm rất nhiều thứ cùng lúc. Và bạn đang muốn họ đọc những mẫu content của bạn.

Rất khó đúng không? Tôi cũng vướng phải không ít khó khăn vì vấn đề này.

Nhìn chung, chúng tôi thường áp dụng 1 vài quy tắc sau đây trong quá trình tạo content. Mong rằng nó giúp ích cho bạn:

  1. Content tôi tạo ra có hữu ích không? Người đọc có thể nắm bắt thông tin này và áp dụng vào hành động ngay lập tức không?
  2. Loại content này có tạo sự thú vị không? Người đọc có nhận được thứ gì đó mới và khác với hàng triệu nội dung đã có trên mạng không?

Đây là một hướng dẫn về cách tạo Chiến lược Content marketing hiệu quả. Nếu bạn thử search  “cách làm content marketing” của Google, thì có đến 12.600.000 kết quả!

Bất kể ngành nghề kinh doanh của bạn là gì, mọi nội dung bạn tạo ra đều phải đối mặt với mức độ cạnh tranh đó.

Làm thế nào để tạo ra sự khác biệt?

Đối với những người mới bắt đầu, bạn có thể có điều gì đó thú vị để nói hoặc một chủ đề độc đáo.

Một ví dụ tuyệt vời về điều này là Tim Ferriss — hầu hết nội dung của anh ấy tập trung vào một số loại giải pháp độc đáo hoặc phản trực giác cho một vấn đề.

Khi hầu hết mọi người nói về tập thể dục để giảm cân, anh ấy đã viết bài đăng trên blog này:

ví dụ về content marketing mail

Lời khuyên: Cố gắng trở nên quá thú vị chỉ vì lợi ích của nó có thể phản tác dụng. Nếu bạn thấy mình đang tạo nội dung clickbait-y, hãy dừng lại.

  1.  Content có mang tính giải trí không? Nội dung có phải là thứ mà khán giả của bạn sẽ thích khi họ xem nội dung đó không? Họ có muốn chia sẻ nó với những người khác không?

Đây là một yếu tố chúng tôi muốn đưa vào tất cả nội dung của mình.

Khi bạn viết một bài đăng trên blog về “cách pha cà phê cappuccino hoàn hảo”, tự nhiên bạn sẽ nghĩ rằng mình đang cạnh tranh với những nội dung “hướng dẫn pha cà phê cappuccino” khác.

Trên thực tế, bạn đang cạnh tranh với những thứ như thông báo trên mạng xã hội, tin nhắn từ bạn bè hoặc gia đình, bất cứ thứ gì có trên TV, nhạc hoặc podcast đang phát trên nền.

Không chỉ đối thủ cạnh tranh của bạn, tất cả mọi người đều muốn thu hút sự chú ý của khán giả.

Đó là lý do tại sao nội dung của bạn có thể được hưởng lợi từ việc giải trí.

Một ví dụ tuyệt vời về một công ty tạo ra nội dung giải trí cũng giúp tạo ra kết quả kinh doanh là Airbnb:

ví dụ về chiến lược content marketing

Airbnb xuất bản những bức ảnh đẹp, đôi khi được lấy nguồn và tuyển chọn từ những người dùng Airbnb thực tế, để truyền cảm hứng cho khán giả của mình đi du lịch khắp thế giới.

Đây là nội dung mà khán giả của họ thích tiêu thụ VÀ sẽ mời họ ở lại những địa điểm được liệt kê trên nền tảng của họ.

  1. Content này đọc có dễ hiểu không? Nội dung có được trình bày theo cách giúp bạn dễ dàng đọc, xem hoặc nghe không?

Đây là một yếu tố mà hầu hết các bạn viết content đều quên.

Bạn có thể đạt được mọi điểm mà FIEX vừa đề cập: Tạo phần nội dung mang tính hành động, thú vị và giải trí nhất trong lịch sử thế giới…

… Nhưng nếu nó trông như thế này:

những yếu tố làm nên một content tốt
Mẫu content quá nhiều chữ…

Sẽ chẳng có ai đọc nổi nó đâu!

Đọc giả ghét đọc quá chữ và rối rắm — vì vậy bạn nên làm cho nội dung của mình dễ đọc nhất có thể.

Một ví dụ tuyệt vời về việc làm cho nội dung dễ tiêu thụ là “Tasty” của Buzzfeed:

Thay vì thực hiện các công thức nấu ăn bằng văn bản, Tasty đã thành công bằng cách nén các công thức nấu ăn dài đó thành các video ngắn dễ làm theo. Đó có lẽ là lý do tại sao nhiều người đã xem video công thức nấu ăn ngon hơn là đã từng đọc sách công thức nấu ăn.

Khi bạn tạo nội dung, sẽ rất khó để đạt được tất cả bốn yếu tố cơ bản: hành động, thú vị, giải trí và dễ tiêu thụ cho mỗi phần đơn lẻ, nhưng bạn nên cố gắng có được nhiều yếu tố trong số đó nhất có thể.

5. Tối ưu hóa, Phân phối và Quảng cáo: Đưa nội dung của bạn đến với khán giả

Nếu đã đọc đến đây, chắc hẳn bạn nắm được:

  • Hiểu sâu sắc về khách hàng lý tưởng của bạn là ai — a.k.a. tính cách các khách hàng mục tiêu của sản phẩm
  • Đưa ra các mảnh đề xuất giá trị đơn giản để gửi từng cá tính mục tiêu của bạn ở mỗi giai đoạn của phễu bán hàng
  • Đã chọn định dạng phù hợp để gửi thông điệp c
  • Đã tạo nội dung mà mọi người sẽ thực sự muốn xem

Bước cuối cùng này có thể làm hỏng mọi thứ nếu bạn không làm đúng.

Nếu không thể thu hút mọi người xem nội dung của mình, thì nội dung của bạn sẽ không giúp bạn đạt được mục tiêu.

Trong những năm qua, tôi đã gặp rất nhiều người sáng tạo nội dung đẳng cấp thế giới, những người không đầu tư đủ nỗ lực để đưa nội dung đó đến với những người phù hợp.

Để làm được điều này, bạn cần 2 điều sau:

  • Chọn một hoặc nhiều kênh phân phối nội dung
  • Tối ưu hóa cho các kênh phân phối đó cho đến khi bạn đưa nội dung của mình đến với khán giả

Ví dụ: nếu bạn quyết định hướng lưu lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm đến blog của mình, bạn sẽ cần phải thực hiện một số tối ưu hóa công cụ tìm kiếm tốt trên các bài đăng trên blog của mình.

Nếu bạn đang gửi một chiến dịch email, bạn sẽ cần phải tuân theo các phương pháp hay nhất về phân loại nhóm người gửi, cá nhân hóa nội dung cho từng nhóm, thay đổi dòng tiêu đề, thử nghiệm thời gian gửi khác nhau và nhiều biến số khác.

Bước này sẽ yêu cầu bạn có kiến ​​thức triển khai về cách hoạt động của từng kênh phân phối.

Để hiểu thêm về các kênh phân phối (digital marketing channel), hãy xem các hướng dẫn chiến lược khác của chúng tôi:

  • Hướng dẫn Chiến lược Tiếp thị qua Email
  • Hướng dẫn Chiến lược Quảng cáo Kỹ thuật số
  • Hướng dẫn Chiến lược SEO
  • Hướng dẫn Chiến lược Truyền thông Xã hội

Các chỉ số hiệu quả trong chiến lược content marketing

Trong Content Marketing, không có số liệu cụ thể nào phù hợp với mọi chiến lược. Tuy vậy, hầu hết các số liệu bạn nên theo dõi có thể được phân loại thành

  1. Chỉ số hiệu quả nội dung
  2. Chỉ số hiệu quả kinh doanh

Các chỉ số hiệu quả về nội dung sẽ phụ thuộc vào loại nội dung và kênh phân phối mà bạn chọn để phân phối cho nội dung đó.

Dưới đây là một số ví dụ:

  • Đối với một bản tin email, chúng có thể được mở (open rate) và tỷ lệ nhấp (click rate)
  • Đối với một bài đăng trên mạng xã hội, đây có thể là số lượt thích (like), nhận xét (comment) hoặc chia sẻ (share)

Các chỉ số nội dung là một đại diện tốt cho mức độ hiệu quả của một phần nội dung trong việc thu hút khán giả mục tiêu.

Các chỉ số hiệu quả kinh doanh thì lại phụ thuộc vào các giai đoạn của phễu bán hàng có phần nội dung đó.

Ví dụ:

  • Đối với một bài đăng trên blog đầu phễu, đây có thể là khách truy cập mới hoặc lưu lượng truy cập tự nhiên (organic search)
  • Đối với trang bán hàng cuối phễu, chỉ số cần đo lường là doanh số bán hàng hoặc tỷ lệ chuyển đổi

Những chỉ số này sẽ cho bạn biết liệu phần nội dung có thực sự đạt được mục tiêu là kim chỉ nam cho doanh nghiệp hay không.

Theo: Fiexmarketing.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *