(VNF) – Chủ tịch Ngân hàng ACB Trần Hùng Huy là cái tên đang ‘gây bão’ trên mạng xã hội sau Đêm Gala kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng ACB với hình ảnh vừa đàn hát, vừa thể hiện vũ đạo trên sâu khấu như một nghệ sỹ chuyên nghiệp. Nói về sự kiện này, nhiều chuyên gia marketing cho rằng: “Team marketing chạy 1 tháng không bằng Chủ tịch ACB hát 1 đêm”.
Màn trình diễn của ông Trần Hùng Huy gây bão mạng xã hội những ngày qua
Mấy ngày nay, các cuộc thảo luận liên quan đến màn trình diễn dưới mưa của ông Trần Hùng Huy đã thu hút hàng trăm ngàn lượt tương tác và hàng chục ngàn lượt thảo luận trên các nền tảng trực tuyến. Nhờ đó, sự kiện kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng ACB được biết đến mạnh mẽ trên mọi phương tiện truyền thông.
Theo một chuyên gia về marketing, Chủ tịch ACB đã thổi một luồng gió mới vào văn hoá doanh nghiệp. Ông Trần Hùng Huy không chỉ có lợi thế về ngoại hình, tài năng mà ông còn là một trong số những chủ tịch ngân hàng hiếm hoi sử dụng mạng xã hội và không ngần ngại chia sẻ hình ảnh cá nhân lên mạng.
Những yếu tố đó kết hợp lại, cùng với màn nhảy dưới mưa đã bất ngờ thành màn marketing hiệu quả đối với cá nhân ông Trần Hùng Huy cũng như chính Ngân hàng ACB. Thậm chí, mức độ hiệu quả của nó còn vượt xa so với sự kỳ vọng của người trong cuộc.
Ông Trần Hùng Huy đã sử dụng một tuyệt chiêu trong truyền thông, đó là marketing bằng scandal. Từ trước đến nay, khi nhắc đến một vị lãnh đạo ngân hàng, người ta hay hình dung trong đầu một người khó tính, nghiêm nghị, bảo thủ. Tuy nhiên, trong sự kiện truyền thông vừa rồi, người ta lại thấy hình ảnh Chủ tịch Trần Hùng Huy trẻ trung, cháy hết mình, đi ngược lại truyền thống. Vì vậy, người ta mới tò mò, chia sẻ rộng rãi nên sự kiện này mới mới nổi rần rần trên mạng xã hội.
Đó là một tuyệt chiêu trong truyền thông, nếu chúng ta làm đúng sẽ đạt hiệu quả rất cao. Trước hết, nó yêu cầu sự sáng tạo, chúng ta phải nghĩ những gì đi ngược lại với xã hội nhưng không cho xã hội xa lánh mình, không biến mình thành những thứ dị hợm. Thứ hai là phải làm cho tới. Thứ ba, chúng ta là người đầu tiên làm việc đó. Thứ tư, phải có một kịch bản chặt chẽ để có thể kiểm soát được dư luận sau khi scandal diễn ra.
“Màn trình diễn của Chủ tịch ACB là một chiến dịch truyền thông độc đáo, sáng tạo. Sau sự kiện này, mọi người có cái hình dung khác về ACB, mức độ tìm kiếm về ACB đột ngột tăng cao và nhiều người cảm thấy thích thú và yêu mến ngân hàng này nhiều hơn”, một chuyên gia truyền thông chia sẻ.
Nói về sự kiện Chủ tịch ngân hàng ACB hát và nhảy dưới mưa, PGS Hồ Đắc Nguyên Ngã cho rằng, đây là một “case study thú vị”.
Theo ông Ngã, nếu chuyện này được xem là hoạt động marketing của ngân hàng ACB thì nó được xếp vào hoạt động branding. Các hoạt động branding là để xây dựng brand equity.
Brand equity bao gồm nhiều yếu tố như sau: awareness (người ta biết đến brand của mình), association (người ta liên kết brand của mình với một khái niệm), preference (người ta thích brand của mình hơn các brands khác), và loyalty (người ta trung thành với brand của mình). Hoạt động nhảy múa ca hát này tạo ra cơn sóng viral nên awareness là rõ ràng thành công. Nhưng awareness chỉ là điều kiện khởi đầu của brand equity chứ chưa phải brand equity.
Cách đo brand equity bài bản là, sau khi control tất cả các biến số khác như chất lượng, giá cả,… khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để mua sản phẩm mang brand của mình so với các brands khác. Để có được điều đó, bạn phải có brand preference và brand loyalty. Nhưng để có 2 thứ đó, bạn phải có brand awareness và brand association.
Cái vụ brand association này không phải chỉ là hiện tượng tâm lý, mà nó còn là một hiện tượng sinh/vật lý. Một số nghiên cứu neuroscience cho thấy có sự liên kết neuron giữa vùng não lưu trữ thông tin của brand và vùng não lưu trữ thông tin các khái niệm associated với cái brand đó. Neuroscience hiện nay được sử dụng khá rộng rãi trong nghiên cứu consumer behaviors trong marketing.
“Vậy theo các bạn, vụ ca hát nhảy múa của Chủ tịch ACB sẽ tạo ra brand association gì? Và brand association đó có consistent với brand ACB hay không? Hay nói cách khác, nó sẽ xây dựng thêm brand preference và brand loyalty cho ACB hay không?”, ông Ngã đặt câu hỏi.
Vị chuyên gia này chia sẻ thêm, branding chỉ là một phần nhỏ của marketing. Khi một brand association mới được tạo ra, ngoài việc nó mâu thuẫn với brand association cũ làm cho khách hàng cũ bỏ đi, nó còn mang lại khách hàng mới. Vậy khách hàng mới đến với ACB do cái brand association này là khách hàng như thế nào? Giá trị bao nhiêu? Có profitable hay không? Nếu thu hút khách hàng không có profitable đến với công ty thì nhiều khi khách hàng càng đông thì công ty càng lỗ.
“Awareness không phải là branding, càng không phải là marketing. Đây là bài học nhiều người đã phải trả một giá rất đắt để học”, ông Ngã khẳng định.
Ông Trần Hùng Huy sinh năm 1978, là con trai cả của ông Trần Mộng Hùng, một trong những người sáng lập Ngân hàng ACB. Ông giữ chức Chủ tịch ACB từ tháng 9/2012 khi mới 34 tuổi.Chủ tịch ACB tốt nghiệp cử nhân với ba chuyên ngành quản trị kinh doanh, tài chính và kinh doanh quốc tế vào năm 2000, tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh vào năm 2002 tại Đại học Chapman, Hoa Kỳ. Năm 2011, ông nhận học vị tiến sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Golden Gate, Hoa Kỳ.Ông Trần Hùng Huy hiện đang sở hữu hơn 115,7 triệu cổ phiếu ACB, tương đương 3,43% vốn ngân hàng, trị giá hơn 2.900 tỷ đồng. |
Nguồn: vietnamfinance.vn