Chi phí đầu tư website bán hàng: tảng băng chìm khó nhận thấy

Để có một website bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ hiệu quả thực sự, chi phí mà bạn bỏ ra lớn hơn rất nhiều số tiền mà bạn có thể tưởng tượng.

Việc bán hàng trên mạng về mặt lý thuyết cho phép chung ta tiếp cận với một lượng rất lớn các khách tiềm năng. Và với sự nở rộ của MXH như Facebook đã tạo thêm một công cụ tiếp thị vô cùng hiệu quả với các khách hàng có “mối quan hệ” với chủ shop, đó là FB Friend.

Còn về giao nhận và thanh toán ư, hiện tại có khá nhiều dịch vụ giải quyết khâu này, đó là các cty cung cấp dịch vụ giao hàng và thu tiền hộ bạn – các dịch vụ COD. Nói tóm lại, giờ người bán có thể ngồi ở nhà hoặc đi du lịch đâu đó mà vẫn có thể điều hành việc kinh doanh của mình một cách trơn tru.

Chính vì nguyên do đó, hiện các shop online mọc lên khắp nơi, từ website bán mắt kính, thời trang, hoa, dầu thơm đến cả dịch vụ đặt phòng khách sạn, bán vé máy bay. . .

1. Chi phí đầu tư website bán hàng có vẻ đầu thấp ?

Điều hấp dẫn là, khá dễ dàng để có một shop bán hàng online với chi phí vô cùng thấp. Chỉ cần bỏ tầm vài triệu là bạn có ngay một bộ source code cho website bán hàng khá bắt mắt, còn chi phí cho hosting và domain thì càng thấp hơn nữa. Hoặc bạn có thể mở luôn vài cửa hàng trên các chợ online như vật giá, rồng bay . . . . hoàn toàn miễn phí.

Tuy nhiên, ít ai biết cái chi phí đó chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm. Để có một website bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ hiệu quả thực sự, chi phí mà bạn bỏ ra lớn hơn rất nhiều số tiền mà bạn có thể tưởng tượng.

Người mới bắt đầu kinh doanh online hoặc các cửa hàng trực tuyến nhỏ lẻ ít chú ý đến khâu marketing, nhưng đây là một khâu vô cùng quan trọng và nó ngốn rất nhiều ngân sách hoạt động. Trường hợp bạn thuê mặt bằng mở shop, bản hiệu sẽ là điểm gây chú ý và nhận biết cửa hàng của bạn, người đi đường và cư dân sống gần đó sẽ là khách hàng tiềm năng của bạn. Nhưng nếu bạn mở shop online thì ai sẽ thấy shop của bạn, và bạn sẽ ngạc nhiên về chi phí bỏ ra để kéo khách đến shop của bạn không hề nhỏ.

2. Chi phí thực của một website bán hàng

Chi phí ai cũng thấy

Khi nghĩ đến mở một cửa hàng trên mạng, chúng ta hay chỉ quan tâm đến chi phí thiết kế trang web và thuê hosting mà thôi. Đây là 2 loại chi phí khả dĩ mà một chủ shop online có thể nhìn thấy.

Nếu website của bạn không quá cầu kỳ, thì có rất nhiều phần mềm dạng giúp mở một cửa hàng trên mạng dạng open source như eCommerce, x-cart . . . với vài thay đổi nhỏ về giao diện có giá trong khoảng 2 triệu – 5 triệu. Còn nếu muốn nhiều tính năng hơn đặc biệt hơn thì cũng chỉ khoảng 20 triệu – 30 triệu cho một website.

Còn về hosting, CNTT của Việt Nam đã khá phát triển cùng với sự ra đời của nhiều Datacenter cho phép giá thành chi phí thuê hosting ở mức thấp.

Khi bạn có chút kinh nghiệm thì số vốn đã cạn, tiền chạy quảng cáo khổng lồ không thể chuyển đổi được thành doanh số

Tảng băng chìm: chi phí quảng cáo

Người mua sẽ tìm đến người bán và chủ các shop online phải làm sao để khách hàng tìm thấy shop của mình, click vào shop, mua một món hàng và họ sẽ quay lại mua món hàng tiếp theo. Ít người biết mỗi việc để khách hàng thấy shop của mình, cái giá phải trả là không hề nhỏ!

Nếu bạn có một shop online tên dienhoaabc.com cung cấp hoa tươi có thể đặt mua trực tuyến để tặng người thân, làm thế nào người có nhu cầu mua biết gian hàng của bạn. Không ai tự nhiên biết đến shop của bạn, bạn phải quảng cáo. Có nhiều hình thức quảng cáo như SEO (không hẳn là quảng cáo), google adwords, tiếp thị qua MXH . . . tùy lĩnh vực kinh doanh mà chúng ta sẽ chọn hình thức quảng cáo phù hợp. Tuy nhiên, chi phí cho việc quảng cáo này là không hề nhỏ.

Ví dụ bạn mua quảng cáo cho từ khóa “điện hoa” trên Google, và giá cho mỗi lần hiển thị là 13,815đ. Và phải hàng chục hoặc hàng trăm lần tìm kiếm thì mới có người click vào quảng cáo của bạn. Đó là chỉ mới vào trang web, còn họ có mua hàng không thì chưa nói tới.

Còn nếu bạn nghĩ mình có thể tiếp thị qua MXH như facebook, vậy bạn nên đọc bài Social Marketing hay bị vận dụng như là Spam marketing để chắc rằng bạn đang làm marketing chứ không phải là một social spammer. Và hình thức quảng cáo trên MXH đôi khi còn khó hơn, đắt đỏ hơn mà lại kém hiệu quả hơn mua quảng cáo của Google.

Có thể bạn không tin, nhưng một vài chủ shop online muốn kinh doanh bài bản trong thời gian đầu mỗi tháng có thể phải chi ít nhất 10 triệu – 30 triệu cho quảng cáo. Và cũng như thuê mặt bằng trong kinh doanh truyền thống, phải tính sao cho trước khi cạn kiệt nguồn vốn bạn phải xây dựng được một lượng khách hàng trung thành, để từ đó hạ được chi phí quảng cáo mà vẫn giữ được lợi nhuận – Shop Online hơn nhau chổ đó.

Các chi phí khác

Ngoài chi phí quảng cáo ra, những chi phí vô hình khác mà dân Kinh doanh online cũng ít để ý đến bao gồm:

– Chi phí quản trị website: Không có gì đảm bảo hệ thống của bạn sẽ vận hành trơn tru mà không phải nâng cấp, bảo trì. Nếu bạn am hiểu lập trình và hệ thống website của mình thì tốt, còn không thì thỉnh thoảng vẫn phải nhờ các bạn Lập Trình Viên sửa chỗ này một tí, chổ kia một tẹo . . .

– Chi phí nhập hàng và xử lý hàng lỗi: Cũng như kinh doanh truyền thống, dù không cần phải trưng bày hàng hóa lên kệ, nhưng thường bạn vẫn phải nhập một lượng hàng hóa nhất định. Và trong vài trường hợp trong quá trình bảo quản vẫn có thể làm hỏng món hàng của bạn.

– Chi phí thuê văn phòng – kho : Một số người có thể tận dụng nhà để kinh doanh như một hình thức làm thêm. Nhưng nếu muốn kinh doanh quy củ và có định hướng rõ ràng bạn vẫn nên thuê một nơi để làm việc, có thể chỉ là văn phòng ảo.

– Chi phí hành chính và thuế các loại: Có thể vài tháng đầu chạy rô-đai thì chưa cần thiết, nhưng khi xác định sẽ thực hiện thì cũng nên đăng ký với cơ quan quản lý.

– Chi phí giao nhận hàng hóa: Để cạnh tranh, nhiều cửa hàng đã cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi, bạn đã tính chi phí này vào dự án của bạn chưa ?

Điểm sơ qua có thể thấy được, nếu muốn mở một cửa hàng kinh doanh theo hình thức TMĐT chi phí cũng không phải nhỏ. Nên các bạn nào có ý định cũng nên cân nhắc thật kỹ nên chạy quảng cáo hay xây dựng Thương hiệu trọn gói.