Buôn bán hàng OEM là một trong số hình thức kinh doanh được nhiều doanh nghiệp hiện nay áp dụng, giảm giá đầu vào, giảm chi phí sản xuất nâng cao lợi nhuận. Vậy thương hiệu OEM là gì? Mời bạn theo dõi bài viết này để giải mã những gì liên quan tới OEM nhé.
OEM là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Original Equipment Manufacturer” (tạm dịch là: Nhà sản xuất thiết bị gốc). Thông thường, OEM dùng để chỉ các công ty chuyên thực hiện công việc như cung ứng và sản xuất các sản phẩm theo đơn đặt hàng của những đơn vị đối tác của họ. Và hàng OEM chính là những sản phẩm được sản xuất bởi một công ty nhưng lại được đưa ra thị trường dưới thương hiệu của công ty đặt làm ra sản phẩm đó.
Các mặt hàng OEM có nhiều chủng loại và chất lượng khác nhau và dĩ nhiên mỗi chủng loại sẽ có giá thành khác nhau. Nhìn chung, các mặt hàng OEM đều được các doanh nghiệp ưa chuộng bởi chất lượng tốt. Hiện nay, các mặt hàng OEM thường được gia công tại nước thứ 3 và nước thứ 3 hiện tại phần lớn đều là Trung Quốc.
Để bạn có thể hình dung rõ hơn, chúng tôi sẽ lấy ví dụ thực tế về Foxconn và Apple. Trong đó, Apple là khách hàng có trách nhiệm nghiên cứu công nghệ và phân phối sản phẩm còn Foxconn là nhà sản xuất. Và Foxconn chính là công ty OEM.
Khi bên đặt hàng và công ty OEM hợp tác thì cần đảm bảo 2 yêu cầu quan trọng nhất đó chính là:
- Bên nhập hàng OEM cần phải đưa ra thông tin cập nhật và báo trước về số lượng muốn đặt là bao nhiêu và có những yêu cầu gì đối với sản phẩm.
- Ngoài ra, nhà đặt hàng còn không được tự ý bán hàng OEM ra ngoài thị trường theo dạng tách rời hay bán riêng lẻ các linh kiện, bộ phận. Theo quy định, họ chỉ có thể lắp ráp và tiêu thụ sản phẩm chính hãng của bên sản xuất khi mà sản phẩm đã được hoàn thiện về tổng thể mà thôi.
Lợi thế của chiến lược sản xuất hàng OEM
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt trong quá trình sản xuất hàng OEM so với quá trình sản xuất kinh doanh truyền thống. Ưu thế lớn nhất của mặt hàng OEM đó chính là khâu sản xuất.
Doanh nghiệp áp dụng chiến lược sản xuất hàng OEM có thể triển khai rất nhiều ý tưởng kinh doanh, đồng thời cùng một lúc họ có thể thực hiện nhiều sản phẩm nhằm có được sự đa dạng cho các mặt hàng, giúp họ có thể thâm nhập thị trường và hướng tới khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn
Ngoài ra, công ty sản xuất cũng có thể áp dụng nhiều kết quả mà họ nghiên cứu nhằm đáp ứng được các yêu cầu của đối tác đặt hàng đề ra. Chính vì vậy, khi áp dụng chiến lược sản xuất OEM thì sẽ không còn tình trạng nhân bản, ăn cắp hay sao chép thiết bị, linh kiện hoặc công nghệ, mang đến sự an toàn trong quá trình sản xuất cho cả 2 phía sản xuất và đặt hàng.
Một lợi thế nữa khi áp dụng chiến lược sản xuất OEM chính là tiết kiệm được tối đa chi phí nhờ hạn chế được nhiều công đoạn, quy trình, thủ tục rườm rà. Chính điều này giúp cho hầu hết những mặt hàng OEM đều có giá thấp hơn những mặt hàng thông thường.
Nhiều doanh nghiệp sử dụng sản phẩm OEM: nhiều nhất là điện tử, công nghiệp nhẹ, thời trang, nhưng có chiến dịch Marketing phù hợp sẽ ít rủi ro, tránh những tối kỵ để bảo vệ phát triển Thương hiệu.