Trong năm 2024, các xu hướng kinh doanh, marketing, công nghệ, bán lẻ sẽ có nhiều thay đổi dựa trên bối cảnh kinh tế toàn cầu và khu vực đang thay đổi nhanh chóng.
Để đạt được thành công trên thị trường với bao cơ hội và thách thức, các doanh nghiệp Việt Nam cần cập nhật và nắm bắt các xu hướng kinh doanh lớn, đồng thời biết điều chỉnh chiến lược phù hợp để thích nghi và phát triển.
AI tích hợp trong nhiều lĩnh vực
AI Support
Nhiều doanh nghiệp đang tích hợp AI chatbot nhằm hỗ trợ khách hàng trên diện rộng. Tính năng này có thể hiểu và trả lời những câu hỏi thắc mắc khác nhau của khách hàng, giúp doanh nghiệp tối ưu thời gian và chi phí.
AI Advertisement
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong marketing đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Rất nhiều tính năng như xử lý ngôn ngữ, nhận dạng và phân tích… dễ dàng giúp doanh nghiệp vừa cải tiến chiến lược kinh doanh, vừa tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc.
Adpilot hiện đang là một trong những nền tảng marketing do AI dẫn đầu phổ biến. Nó sử dụng AI để tạo nhiều chiến dịch quảng cáo tùy chỉnh cho doanh nghiệp ở mọi quy mô. Đồng thời, cho phép doanh nghiệp chọn mẫu và tùy chỉnh với văn bản, hình ảnh, video của riêng mình.
AI-Powered Fitness
Xu hướng AI-Powered Fitness hướng đến cung cấp các bài tập cá nhân hóa, theo dõi tiến trình cũng như đánh giá hình thức để người dùng có trải nghiệm tập luyện hiệu quả.
Ví dụ:
- Kemtai ứng dụng AI để phân tích chuyển động của người dùng và phản hồi theo thời gian thực.
- Tempo Fit cung cấp huấn luyện viên ảo, tạ thực tế.
Xu hướng kinh doanh, bán lẻ
Ethical Search
Đây là các công cụ giúp người dùng tìm kiếm các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, quy trình sản xuất bền vững.
Xu hướng Ethical Search trong tương lai sẽ cung cấp cho người dùng những thông tin liên quan đến đạo đức, xã hội và môi trường của một thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ cụ thể. Nó có thể giúp người dùng đưa ra quyết định mua sắm mang nhiều ý nghĩa hơn.
Consumer Marketplace
Hiện tại, các thương hiệu thuộc nhiều ngành công nghiệp đang ra mắt các cửa hàng trực tuyến doanh nghiệp – tiêu dùng (C2BC). Điều này cung cấp cho người dùng đa dạng mặt hàng giảm giá và cho phép họ bán lại các món đồ không muốn sử dụng. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ xử lý các giao dịch và xác minh chất lượng các mặt hàng.
Ví dụ:
- Chương trình “Mua lại & Bán lại” của IKEA trong tháng 8/2021
- COS ra mắt nền tảng bán lại trực tuyến vào tháng 3/2021
Rewarded Sustainability
Trong năm 2024, xu hướng kinh doanh bằng cách tạo ra các chương trình reward sẽ ngày càng được chú trọng. Điều này được cho là sẽ khuyến khích người dùng có hành vi mua sắm có lợi cho môi trường.
Ví dụ:
- Chương trình “Bring Your Own Bag” đến từ Starbucks
- Chương trình “Recycle and Earn” do Walmart tổ chức
Xu hướng thời trang, mỹ phẩm và trang điểm
Waste-Fee Fashion
Waste-Fee Fashion – Thời trang không rác thải vốn dành được nhiều sự quan tâm, hưởng ứng của người dùng hiện nay. Xu hướng kinh doanh này có thể đến từ việc các thương hiệu thời trang cung cấp trang phục “không rác thải” hoặc bền vững để người dùng dễ dàng thiết kế và tái chế (DIY).
Ví dụ:
- Áo thun Infinna sử dụng sợi tái sinh từ rác thải dệt may.
- Bộ sưu tập đồ nam Compostable của Gomorrah làm từ vật liệu tự nhiên có thể phân hủy sinh học.
Treatment Makeup
Treatment Makeup (Trang điểm kết hợp với trị liệu) đang được nhiều nhãn hàng ứng dụng do người dùng đang có xu hướng ngăn ngừa hơn là chữa trị làn da. Từ đó, nhiều sản phẩm trang điểm không chỉ hướng tới việc che phủ khuyết điểm mà còn mang đến lợi ích chăm sóc da.
Ví dụ:
- Kem nền lâu trôi IRL Filter giúp lớp nền mịn màng, che phủ tốt.
- Thanh bronzer khiến da sáng khỏe, mịn màng.
- Son dưỡng môi Merit Bronze Balm tạo màu tự nhiên và dưỡng ẩm tốt.
Nguồn: tiepthigiadinh