9 yếu tố cần có cho một kế hoạch tiếp thị thông minh

Một kế hoạch tiếp thị khi được đưa ra cần phải đầy đủ các yếu tố quan trọng cũng như đảm bảo tính chi tiết để tăng cường hiệu quả truyền thông.

Xây dựng đề cương cho kế hoạch tiếp thị là điều quan trọng mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Đặc biệt, trong bản kế hoạch cần phải tính toán kỹ các yếu tố dưới đây!

1. Tóm tắt hoạt động kinh doanh

Trong một kế hoạch tiếp thị, bản tóm tắt hoạt động kinh doanh là yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp cần có. Hầu hết các bản tóm tắt này sẽ bao gồm:

  • Tên công ty
  • Trụ sở chính ở đâu
  • Tuyên bố sứ mệnh
  • Các mốc thời gian phát triển và thành tích kinh doanh nổi bật
  • Cơ cấu tổ chức
khtt 1
Bản tóm tắt hoạt động kinh doanh là yếu tố cần có trong một kế hoạch tiếp thị (Ảnh: Sưu tầm)

2. Phân tích SWOT

SWOT là cụm viết tắt của Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Đây là mô hình được sử dụng phổ biến trong việc phân tích kế hoạch kinh doanh của mỗi tổ chức, doanh nghiệp.

Phân tích SWOT đòi hỏi cần nghiên cứu kỹ về thị trường và mức độ cạnh tranh để trở nên chính xác hơn.

3. Sáng kiến ​​kinh doanh

Sáng kiến ​​kinh doanh giúp doanh nghiệp phân chia mục tiêu của các bộ phận khác nhau. Phần này sẽ phác thảo các dự án dành riêng cho tiếp thị. Đồng thời, cần mô tả mục tiêu của những dự án cũng như cách đo lường những mục tiêu đó.

Mọi sáng kiến ​​đều phải tuân theo phương pháp “SMART” để xác định mục tiêu. Chúng cần cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, phù hợp và có thời hạn.

4. Phân tích khách hàng

Thông qua nghiên cứu thị trường, doanh đã có thể phần nào hiểu được về khách hàng mục tiêu của mình. Chân dung người mua là sự mô tả về khách hàng lý tưởng, tập trung vào những đặc điểm như:

  • Tuổi
  • Nghề nghiệp
  • Khu vực sinh sống
  • Thành tựu
  • Nỗi đau đang gặp phải
  • Mong muốn
khtt 2
Phân tích khách hàng cần dựa trên nhiều yếu tố và những đặc điểm của họ (Ảnh: Sưu tầm)

5. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Việc phân tích tính cạnh tranh cũng là điều cần thiết khi tạo một kế hoạch tiếp thị. Doanh nghiệp cần xem xét đối thủ cạnh tranh, họ làm tốt những gì và những khoảng trống mà bạn có thể lấp đầy ở đâu. Điều này có thể bao gồm:

  • Định vị
  • Thị phần
  • Ưu đãi
  • Định giá

6. Chiến lược thị trường

Chiến lược thị trường mà doanh nghiệp sử dụng thông tin có trong các nội dung trên để mô tả cách công ty nên tiếp cận thị trường.

Ví dụ, để lập nên chiến lược này, bạn cần những hiểu biết sâu sắc từ phân tích SWOT, phân tích đối thủ cạnh tranh và nghiên cứu thị trường chung. Điều này giúp bạn tạo nên những mô tả có mục tiêu và hiệu quả trong chiến lược của mình.

Một số yếu tố mà doanh nghiệp có thể phác thảo trong chiến lược của mình như:

  • Sản phẩm
  • Giá
  • Địa điểm
  • Khuyến mãi
  • Đối tượng
  • Thời gian

7. Ngân sách

Ngân sách nên được thống kê qua sự mô tả số tiền mà doanh nghiệp đã phân bổ cho nhóm tiếp thị để theo đuổi các sáng kiến ​​và mục tiêu được nêu trên.

Tùy thuộc vào số chi phí đang có, bạn nên cân nhắc việc chia nhỏ ngân sách này theo mục đích cụ thể, ví dụ như:

  • Chi phí thuê ngoài cho cơ quan tiếp thị hoặc nhà cung cấp khác
  • Phần mềm tiếp thị
  • Khuyến mãi trả phí
  • Sự kiện (những sự kiện bạn sẽ tổ chức hoặc tham dự)

8. Kênh tiếp thị

Trong kế hoạch tiếp thị cũng cần bao gồm cả danh sách các kênh tiếp thị. Đây là nơi doanh nghiệp sẽ xuất bản nội dung hướng dẫn người mua, tạo khách hàng tiềm năng và truyền bá nhận thức về thương hiệu.

khtt 3
Kênh tiếp thị là nơi doanh nghiệp sẽ truyền tải nội dung để tiếp cận khách hàng tiềm năng (Ảnh: Sưu tầm)

9. Công nghệ tiếp thị

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng chính là hệ thống công nghệ tiếp thị (MarTech). Đây sẽ là những công cụ sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu đã nêu trong các phần trước.

Đối với mỗi công cụ, hãy mô tả chính xác về việc sử dụng nó vào mục đích gì và đảm bảo rằng đó là chiến lược mà bạn đã đề cập ở hạng mục khác.

Nguồn: tiepthigiadinh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *