Tuyệt chiêu tối đa hóa lợi ích quảng cáo TikTok cho nhà phát hành game

Tuyệt chiêu tối đa hóa lợi ích quảng cáo TikTok cho nhà phát hành game

Với hơn 1 tỷ người dùng tích cực toàn cầu hàng tháng, TikTok được ví như “mỏ vàng số” của thời đại 4.0 với sức mạnh lan tỏa các xu hướng cộng đồng, cùng khả năng thúc đẩy doanh thu qua quảng cáo đầy ấn tượng.

Trong đó, game thủ và người thích chơi game là cộng đồng hoạt động sôi nổi, tích cực của nền tảng. Thu hút hơn 3.000 tỷ lượt xem các nội dung về game trong năm 2022, TikTok đã trở thành sân chơi phổ biến để cộng đồng game thủ thể hiện các câu chuyện mới mẻ, cũng như góp phần định hình những xu hướng văn hoá mới trong cộng đồng.

Chuẩn bị cho mùa cao điểm mua sắm và bùng nổ doanh thu cuối năm, các thương hiệu có thể tận dụng mạng lưới và cộng đồng người dùng khổng lồ của TikTok để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi trong quảng cáo bằng 2 bí kíp được tiết lộ dưới đây.

Nằm lòng bí quyết giúp quảng cáo thu hút

Với các thương hiệu chuyên mảng game trên điện thoại, giải trí là từ khóa cần nằm lòng cho một chiến dịch quảng cáo hiệu quả. Báo cáo “What’s Next: Gaming Trend” (tạm dịch: Xu hướng định hình ngành công nghiệp trò chơi điện tử) chỉ ra 78% người dùng TikTok đồng ý rằng các thương hiệu tốt nhất trên TikTok là những thương hiệu hỗ trợ người dùng tạo và chia sẻ các nội dung vui nhộn, giải trí.

Bên cạnh đó, lợi thế từ sức cộng hưởng cộng đồng sẽ là chìa khóa mở ra những “wonderland” tiếp theo trong tương lai. Báo cáo “What’s Next: Gaming Trend” cho thấy, 70% người dùng TikTok toàn cầu cảm thấy dễ dàng chia sẻ và có sự gắn bó với cộng đồng trên TikTok hơn so với những nền tảng khác. 77% cũng bày tỏ sự thích thú khi các thương hiệu trên TikTok tạo ra những thử thách hoặc xu hướng để họ tham gia cùng bạn bè trong cộng đồng của mình.

Với thế mạnh về thuật toán phân phối nội dung dựa trên sở thích được cá nhân hóa cho từng người dùng, các quảng cáo mang nội dung hấp dẫn trên TikTok dễ dàng tiếp cận đúng nhóm cộng đồng khách hàng tiềm năng, góp phần gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Mặt khác, chính trong cộng đồng người dùng cũng khơi gợi niềm vui, hứng khởi và truyền cảm hứng mua sắm cho nhau dựa trên những nội dung quảng cáo và xu hướng được khai thác đúng nơi.

Tận dụng điều này, các nhà quảng cáo có thể đẩy mạnh sức ảnh hưởng bằng cách tạo ra những không gian vui nhộn, giúp người dùng gắn kết hơn với cộng đồng của mình. Với 41% người dùng TikTok cho biết họ có động lực chi tiêu, mua hàng vì niềm vui, đây sẽ là mảnh đất màu mỡ để nhà quảng cáo vừa tạo ra sân chơi và sự trung thành cho tệp người dùng mục tiêu, vừa thúc đẩy mức độ lan tỏa của thương hiệu đến những cộng đồng lớn hơn.

Chọn phương pháp đo lường toàn diện, chính xác

Có thể thấy, để tạo được hiệu ứng thương mại tốt, các thương hiệu cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội dung giải trí hấp dẫn, tăng cường niềm vui xây dựng một cộng đồng năng động, sáng tạo cũng như đẩy mạnh các phương pháp quảng cáo và thương mại phù hợp. Tuy nhiên, nỗ lực đó có thể chưa đủ nếu thương hiệu thiếu đi một công cụ đo lường cụ thể, chính xác để nhìn rõ bức tranh toàn diện về ảnh hưởng và hiệu quả mà các biện pháp này mang lại.

Trước đây, các thương hiệu trên TikTok thường sử dụng Mobile Measurement Partners (các đối tác đo lường – MMPs) để lý giải hành động xem và click của người dùng. Tuy nhiên, để đo lường chuyển đổi dựa trên mô hình ghi nhận dựa theo lượt nhấp cuối của MMP ở một nền tảng đa chạm như TikTok, MMPs có thể chưa đủ để các nhà quảng cáo hình dung bức tranh toàn cảnh. Nghiên cứu mức tăng chuyển đổi khoa học dữ liệu TikTok tháng 6/2023 cũng chỉ ra 79% tổng số lượt chuyển đổi ghi nhận cho TikTok bị bỏ lỡ do mô hình ghi nhận lượt nhấp cuối cùng.

Với công cụ Self-Attributing Network (Mạng tự ghi nhận SAN) của TikTok hay còn gọi là “SRN nâng cao” trên AppsFlyer tích hợp với nhiều MMP, thương hiệu sẽ có cái nhìn rõ hơn về hiệu suất thực của quảng cáo TikTok trong chiến dịch. Các chuyển đổi của người dùng sẽ được thuật toán nhận dạng chính xác hơn và ghi chép lại toàn bộ trong TikTok Ads Manager (Trình Quản lý Quảng cáo TikTok), giúp thương hiệu thấu hiểu được các yếu tố đằng sau sự thành công của một chiến dịch quảng cáo.

Bên cạnh công cụ đo lường toàn diện và chính xác hơn, nhà bán hàng còn dễ dàng tùy chỉnh khoảng thời gian ghi nhận trên TikTok. Ngoài ra, từ các thông tin và insight chi tiết được SAN cung cấp, thương hiệu có thể rút kinh nghiệm và cải thiện hiệu suất các chiến dịch quảng cáo TikTok trong tương lai.

Ứng dụng trợ lý tài chính Cleo là một ví dụ điển hình trong việc sớm chuyển đổi sang công cụ tự phân bổ SAN. Cụ thể, thương hiệu đã ghi nhận tỷ lệ chuyển đổi tăng 35%, cũng như chi phí cho mỗi lượt chuyển đổi trung bình giảm gần một nửa (46%).

GAMOTA – một trong những đơn vị phát hành game hàng đầu tại Việt Nam hiện nay – là một ví dụ điển hình khác trong việc sớm chuyển đổi sang mạng tự phân bổ SAN. Thương hiệu bắt đầu ứng dụng mạng tự phân bổ của TikTok từ tháng 5/2023. Sau thời gian triển khai, GAMOTA đã ghi nhận tỷ lệ chuyển đổi lượt cài đặt theo thời gian thực (Realtime Install Conversion) tăng 13% cũng như chi phí cho mỗi lượt chuyển đổi (CPI) trung bình giảm 22%.

Mạng tự ghi nhận (SAN) của TikTok sẽ giúp các chiến dịch quảng cáo hoạt động hiệu quả hơn, song cũng cần thời gian để thương hiệu đọc hiểu, cải tiến các thuật toán trước khi chúng thật sự mang lại hiệu quả. Trước mùa mua sắm cao điểm cuối năm, các thương hiệu mobile game trên TikTok nên cân nhắc ứng dụng mạng tự ghi nhận SAN để sớm xây dựng nội dung quảng cáo phù hợp, chuẩn bị cho tương lai ngay từ hiện tại nhằm tối đa hóa hiệu suất quảng cáo và chiến lược marketing đường dài.

Nguồn: brandsvietnam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *