Quy hoạch quảng cáo ngoài trời Hà Nội từng bước lập lại trật tự

Việc quy hoạch quảng cáo ngoài trời ở Hà Nội hiện nay vẫn còn diễn ra khá nhiều bất cập và lộn xộn dù các cơ quan chức năng đã có nhiều đề án, chỉ thị xử lý vi phạm.

 

Hà Nội là trái tim, là bộ mặt của cả nước. Chính vì vậy mà việc quy hoạch quảng cáo ngoài trời ở Hà Nội cần được đẩy mạnh và thực hiện một cách triệt để, tránh tình trạng lộn xộn, gây ảnh hưởng tới mỹ quan thành phố.

Thực trạng quảng cáo ngoài trời ở Hà Nội

Từ năm 2012, Hà Nội xây dựng quy hoạch quảng cáo tấm cao với 525 vị trí, trong đó có 33 vị trí trong khu vực nội đô. Ngay trong thời điểm đó, Hà Nội cấp phép có các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảng cáo tại 314 vị trí và từ năm 2013, thành phố không cấp thêm vị trí nào. Tuy nhiên, các huyện ngoại thành, vẫn cho phép các doanh nghiệp lắp dựng quảng cáo tấm lớn ngoài quy hoạch. Theo thống kê, trên toàn thành phố, năm 2015, đã phát hiện được 15.462 biển hiệu sai quy định trên tổng số 65.204 biển hiệu quảng cáo. Đến nay, còn khoảng 20% biểu hiệu sai quy định đang được các quận, huyện, thị xã tiếp tục xử lý.

Mới đây, chính quyền thành phố đã đưa ra chủ trương quy hoạch quảng cáo ngoài trời ở Hà Nội đồng bộ các biển quảng cáo của cửa hàng về 2 màu đỏ và xanh với cùng kích thước, kiểu chữ giống nhau. Đề án này đã được thực hiện thí điểm trên phố Lê Trọng Tấn. Tuy nhiên đề án này đã gây ra sự tranh luận, xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều, chưa đồng ý với quy định này.

Quy hoạch quảng cáo ngoài trời Hà Nội từng bước lập lại trật tự

Quy hoạch quảng cáo ngoài trời ở Hà Nội chủ yếu tập trung vào lĩnh vực biển bảng quảng cáo ngoài trời. Còn với các hình thức quảng cáo trên phương tiện giao thông như quảng cáo taxi hay quảng cáo xe bus vẫn thực hiện theo quy định trong Luật Quảng cáo và cấm hình thức quảng cáo tràn kính đối với xe bus.

Quy định quy hoạch quảng cáo ngoài trời ở Hà Nội

Có 8 khu vực không được quảng cáo, đó là: Khu vực Quảng trường Ba Đình được giới hạn bởi một số tuyến phố tiếp giáp như Phan Đình Phùng, Nguyễn Tri Phương, Điện Biên Phủ; Hồ Hoàn Kiếm và khu vực bao quanh hồ thuộc các tuyến Lê Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Hàng Trống, Hàng Hành, Bảo Khánh, Lê Lai, Lê Thạch, Đinh Lễ…; khu vực phố cổ giới hạn bởi các phố như Hàng Đậu, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Hàng Thùng, Cầu Gỗ; di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, di tích cách mạng kháng chiến; trụ sở cơ quan Đảng, Nhà nước các cấp, doanh trại quân đội, trụ sở công an, đại sứ quán nước ngoài; khu vực phạm vi hành lang an toàn đường bộ tại các vị trí giao lộ, vòng xoay; đất của đường bộ khu vực ngoài đô thị; đất các tầng là nhà ở thuộc công trình cao tầng.

Quy hoạch quảng cáo ngoài trời Hà Nội từng bước lập lại trật tự

Hồ Hoàn Kiếm là một trong những khu vực trọng điểm không được quảng cáo.

Tuy nhiên, tại 8 khu vực này, Quy chế trên vẫn tạo điều kiện cho các nhà tài trợ một số hoạt động được quảng cáo ở một số khu vực trên nhưng được đặt trong khuôn khổ hoạt động sự kiện được cấp có thẩm quyền cho phép.

Ngoài ra, Hà Nội cũng hạn chế quảng cáo tại khu vực Quảng trường 19/8 (Nhà hát Lớn); Quảng trường 1/5 (Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô); Trung tâm Hội nghị Quốc gia; các quảng trường, công viên thuộc Thành phố. Các tuyến phố Tràng Tiền, Tràng Thi, Điện Biên Phủ, khu vực ngã 5 Cửa Nam, các tuyến đường bao quanh Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch được thực hiện quảng cáo của cơ sở trực tiếp kinh doanh giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thay thế cho biển hiệu.

Đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ vốn là loại hình quảng cáo có nhiều vi phạm , quy chế mới ra đời phần nào đã khắc phục được điểm này khi quy định tất cả các tổ chức, các nhân sẽ không được quảng cáo trên nóc nhà, che lấp nóc nhà. Mặt tiền công trình chỉ được phép lắp đặt biển quảng cáo có chiều cao tối đa hai mét, rộng không quá giới hạn công trình; biển quảng cáo dọc cao không quá bốn mét, rộng tối đa một mét. Ngoài ra, các biển quảng cáo này phải tuân thủ theo các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm an toàn phòng, chống cháy nổ, an toàn sinh mạng.

Quy chế cũng có những quy định cụ thể đối với một số công trình đặc thù như: chung cư, khách sạn, hay biển quảng cáo đặt bên hông tòa nhà; dải phân cách của đô thị; đoàn người thực hiện quảng cáo… Mỗi trụ sở hoặc nơi kinh doanh chỉ được phép đặt một biển hiệu với kích thước quy định cụ thể.

Quy hoạch quảng cáo ngoài trời ở Hà Nội trong thời gian gần đây đang được đẩy mạnh và xử lý chặt chẽ các vi phạm hơn nữa để xây dựng bộ mặt thủ đô văn minh – thanh lịch.

Theo: panoquangcao.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *