Muốn theo học Thiết kế đồ họa in ấn, bạn cần nắm rõ 4 điều sau

Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt, giáo dục phát triển, mọi ngành nghề đều dường như trở nên bão hòa do có nhiều nguồn cung cấp nhân lực ồ ạt trên thị trường việc làm. Tuy nhiên, có một ngành cực kỳ cần thiết, luôn khát người lao động có chuyên môn nhưng tìm “đỏ mắt” cũng không thể đáp ứng nổi do nhu cầu quá lớn – đó là nghề thiết kế in ấn.

Thiết kế đồ họa in ấn là gì?

Thiết kế đồ họa in ấn là một ngành đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực thiết kế – truyền thông – quảng bá. Đây là nhóm nghề  đòi hỏi sự sáng tạo thuộc lĩnh vực Mỹ thuật đa phương tiện, phân khúc nghề thuộc nhóm “graphic design” (nghĩa là thiết kế 2D tĩnh). Trong lĩnh vực này, người học thiết kế 2D cần có khả năng thiết kế (bố cục – màu sắc – hình ảnh – kiến thức thương hiệu..), đồng thời người thiết kế còn phải có sự am hiểu về in ấn để phục vụ tốt cho công việc.

Các sản phẩm Thiết kế đồ họa in ấn

Sản phẩm của lĩnh vực Thiết kế đồ họa in ấn cực kỳ đa dạng trên thị trường như :

  • Các ấn phẩm phục vụ cho quảng bá thương hiệu (bảng hiệu, tờ rơi, flyer, letterhead, namecard, catalogue, booklet, pamphlet…
  • Các ấn phẩm phục vụ cho xuất bản (bìa sách, dàn trang, tạp chí…)
  • Các ấn phẩm ngoài trời, sự kiện (standee, pano, backdrop, banner, bandroll…)
  • Các sản phẩm may mặc (thiết kế in ấn lên áo thun, đồng phục, giày dép, nón…)
  • Và rất nhiều những sản phẩm khác cũng cần được thiết kế – in ấn

                    Tham khảo đầy đủ đồ án tại đây

Tựu chung, sản phẩm của ngành Thiết kế đồ họa in ấn là cực kỳ rộng lớn, đa dạng và phục vụ hầu như triệt để mọi khía cạnh trong đời sống. Một khi con người vẫn còn nhu cầu quảng bá sản phẩm, truyền tải thông tin, thông điệp… thì lĩnh vực này vẫn là bất hữu và luôn có nhu cầu cực kỳ lớn trong xã hội.

Yếu tố cần nắm rõ khi theo học Thiết kế đồ họa in ấn

Mỗi một lĩnh vực đều có những điều đặc biệt cần lưu ý, nếu bạn quan tâm đến Thiết kế đồ họa in ấn, thì hãy theo chân FAN cùng tìm hiểu xem chúng ta cần nắm rõ những gì để có thể theo học thật tốt ngành này nhé!

Kích thước in ấn

Kích thước in ấn trong thiết kế là một trong những kiến thức cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng. Mỗi một sản phẩm sẽ có những kích thước chuyên biệt, phù hợp với nhu cầu in ấn của số đông. Việc nắm rõ kích thước chuẩn trong in ấn thì sẽ giúp chúng ta tiết kiệm rất nhiều chi phí khi in ấn do các nhà in đều thống nhất khổ giấy để không phải bị phát sinh, hao hụt quá nhiều trong khâu in ấn, cắt bế thành phẩm.

Sau đây là một số kích thước khổ in ấn cơ bản thường xuyên được sử dụng nhất:

  • A1: 59.4cm x 84.1cm;
  • A3: 29.7cm x 42cm;
  • A4: 21cm x 29.7cm;
  • A5: 14.8cm x 21cm;
  • Standee: 60cm x 160cm; 80cm x 180cm; 80cm x 200 cm
  • Brochure: 20cm x 30cm.
  • Voucher: 7cm x 15cm
  • Namecard: 9cm x 5.5 cm

Định dạng tệp in

Để quy trình in ấn diễn ra trơn tru, chúng ta cũng cần lưu ý rất nhiều đến các định dạng tệp in như sau:

  • JPG / JPEG: Là định dạng tệp mặc định trên máy ảnh kỹ thuật số, JPG được lưu bằng cách sử dụng độ phân giải thích hợp và không gian màu chính xác. Theo mặc định, ảnh JPG được in với hệ màu CMYK; tuy nhiên chất lượng của JPG/JPEG khá thấp nên không đảm bảo được chất lượng của sản phẩm in ấn
  • PDF: Có khả năng lưu dạng vector, hình ảnh rõ nét và được ưa chuộng ở hầu hết các đơn vị in ấn.
  • EPS: Đồ họa vector thường được lưu ở định dạng này sau khi hoàn thành và vẫn có thể được phóng to không giới hạn bằng cách sử dụng loại tệp này, ở tệp này có thể sử dụng ở nhiều phiên bản khác nhau mà không lo bị lỗi;
  • PNG: Loại tệp này vượt trội nhờ mang lại chất lượng hình ảnh cao và hỗ trợ nền trong suốt hoặc các đặc điểm mờ trong hình ảnh; đây cũng là tệp thường được sử dụng trong in ấn bởi đảm bảo được chất lượng cao hơn
  • TIFF: Đây là một tệp cực kỳ chuyên nghiệp dùng trong in ấn, đảm bảo độ sắc nét cao, có thể mở lại trong photoshop, Illustrator, Coreldraw để chỉnh sửa khi cần, đây là phương pháp in thiết kế được ưa chuộng. Việc nén hình ảnh cũng không làm giảm chất lượng của nó không giống như hầu hết các loại tệp đã đề cập ở trên.

Hệ màu hiển thị 

Trong thiết kế có hai hệ màu chính là CMYK và RGB, mỗi một hệ màu sẽ phục vụ chủ yếu cho một nhu cầu khác nhau. Nếu RGB phục vụ cho các sản phẩm cần độ hiển thị, mang hiệu ứng bắt mắt, sắc màu, lấp lánh trên digital, thì CMYK lại chính là “keyword” chính để có thể in ấn ra các sản phẩm chính xác về màu sắc trong Thiết kế đồ họa in ấn.

Các công ty in ấn luôn luôn, bất di bất dịch lựa chọn sử dụng hệ màu CMYK, vì vậy các designer cần đảm bảo cài đặt chế độ màu thành CMYK trong bất kỳ ứng dụng thiết kế nào đang dùng. Thiết kế ở chế độ RGB thay vì CMYK vẫn có thể diễn ra, tuy nhiên chúng ta cần biết thêm thủ thuật xuất file in ấn để chuyển một bản thiết kế từ RGB về CYMK mà vẫn không đổi về màu sắc cũng như giữ nguyên hiệu ứng.

Độ phân giải (resolution) 

Yếu tố cốt cán quyết định một sản phẩm in ấn có đạt chất lượng hay không phụ thuộc phần lớn nhờ vào độ phân giải hình ảnh. Trong in ấn, tùy vào kích thước của ấn phẩm mà chúng ta có thể sử dụng độ phân giải phù hợp, vì nếu chọn độ phân giải quá thấp thì thành phẩm sẽ kém chất lượng, ngược lại, chọn độ phân giải quá cao cho một sản phẩm có kích thước lớn (ví dụ pano, backdrop…) thì kích thước tệp sẽ trở nên rất lớn và máy in sẽ thực hiện cực kỳ lâu, hao tổn máy, hỏng máy thậm chí không thể in ấn được.

Sau đây là một số ví dụ về độ phân giải thích hợp cho các ấn phẩm mà các nhà in ấn thường cài đặt:

  • Standee: 150 dpi
  • Các khổ A2 – A3 – A4 – A5: 300 dpi
  • Backdrop – banner – bandroll: 72dpi
  • Pano lớn: 50 dpi (hoặc 72 dpi)

Vùng bù xén trong

In sẽ tự động cắt bớt từ 2 – 3 mm các phần rìa mép bên ngoài của mẫu thiết kế. Điều này hình thành khái niệm “vùng bù xén” nghĩa là các designer cần chừa khoảng 2 – 3mm dư ra bao quanh tài liệu để bù vào vùng cắt của máy in.

Ngoài ra, còn một số những lưu ý khác về nhúng hình ảnh, font chữ… Tuy nhiên đây cũng là kiến thức cơ bản mà các designer phải nắm trong suốt quá trình học. Thế nên khi học Thiết kế đồ họa in ấn, bạn hãy chú ý nắm thật vững các kiến thức cơ bản trên lớp, từ đó có thể hiểu và thực hành tốt công việc về sau.

Nên học Thiết kế đồ họa in ấn ở đâu?

Tại FPT Arena Multimedia, với 19 năm trong việc dẫn dắt đưa ngành Multimedia đến với người đam mê, nhà trường hiện đang đào tạo khung chương trình Mỹ thuật đa phương tiện chuyên nghiệp dành cho những ai có đam mê và có nhu cầu trở thành nhà thiết kế, đặc biệt là nhà thiết kế in ấn.

Thiết kế in ấn sẽ nằm trong chương trình kỳ 01 – graphic 2D tĩnh của trường, tại kỳ học này, bạn sẽ được giảng viên cầm tay chỉ việc, hướng dẫn cụ thể các kiến thức cần thiết để có thể vững vàng ra nghề kể cả khi còn đang theo học.

Chương trình đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện của FPT Arena Multimedia sẽ trang bị cho người học các kiến thức:

  • Kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế đồ họa như Adobe Illustrator CC; Adobe Photoshop CC; Adobe Indesign CC;…
  • Kiến thức chuyên môn về Thiết kế cho in ấn và quảng cáo, bên cạnh các môn bổ trợ như Thiết kế dàn trang sách, báo; Nghệ thuật chữ…
  • Sau tốt nghiệp, bạn sẽ được nhận chứng chỉ quốc tế ADIM (Advanced Diploma In Multimedia) được chấp nhận tại hơn 20 quốc gia trên thế giới

Chương trình đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện

  • Kỳ 1: Graphic Design
  • Kỳ 2: Web – Digital Design
  • Kỳ 3: Filmmaking – Game 3D Design
  • Kỳ 4: 3D Animation

Xem chi tiết về chương tình học tại đây

Nguồn: arena.fpt.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *