Vòng tròn màu sắc là gì? Những phương pháp phối màu dựa trên vòng tròn màu sắc

Trong một tác phẩm hay công trình nghệ thuật, màu sắc đóng một vai trò không thể thay thế, quyết định rất nhiều để vẻ đẹp cuối cùng. Do đó, để có được những phương pháp phối màu phù hợp, vòng tròn màu sắc đã được tạo ra và trở thành công cụ quan trọng với người làm thiết kế trong mọi lĩnh vực. Vậy, vòng tròn màu sắc là gì và phương pháp phối màu dựa trên nó như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay tại bài viết này.

Vòng tròn màu sắc - công cụ đắc lực cho người làm thiết kế
Vòng tròn màu sắc – công cụ đắc lực cho người làm thiết kế

Vòng tròn màu sắc là gì?

Vòng tròn màu sắc hay còn được gọi là Color Wheel, bánh xe màu, vòng thuần sắc… là một hình tròn bao gồm những màu sắc được tạo ra bằng cách trộn 2 màu trong bánh xe màu để tạo ra màu tiếp theo. Trong một vòng thuần sắc, chúng ta sẽ có 3 màu cấp 1 (còn gọi là màu cơ bản), 3 màu cấp 2) và 6 màu cấp 3. Bằng cách tiếp tục phối 2 màu lại với nhau, bạn sẽ ngày càng có nhiều màu hơn. Các cung độ màu của vòng tròn cũng được chia thành 8 cấp độ từ đậm đến nhạt, đi từ phần rìa vào sâu bên trong tâm vòng tròn.

Những màu sắc theo từng cấp độ của vòng tròn màu sắc

Như đã nói ở trên, vòng tròn màu sắc có 3 cấp độ với 12 màu chủ đạo để tạo ra tất cả những màu sắc khác. Với từng cấp độ, những màu sắc tương ứng sẽ là.

Màu cấp 1

3 màu cơ bản
3 màu cơ bản

Những màu sắc cấp 1 là 3 màu đỏ, vàng và xanh dương. Đây là những màu cơ bản nhất, tạo thành tất cả các màu sắc mà chúng ta biết đến bằng cách hòa trộn chúng lại theo tỷ lệ nhất định.

Màu cấp 2

3 màu cấp 2
3 màu cấp 2

Khi bạn hòa trộn màu 2 màu trong 3 màu cấp 1 lại với nhau theo tỉ lệ tương đồng giữa 2 màu, 3 màu cấp 2 sẽ được tạo ra. 3 màu cấp 2 bao gồm màu tím, cam và xanh lá cây.

Màu cấp 3

6 màu cấp 3
6 màu cấp 3

Tương tự như màu cấp 2, 6 màu cấp 3 được tạo thành từ cách tiếp tục phối trộn 6 màu cấp 1 và 2 với tỉ lệ 1-1.

Những pha màu trong vòng tròn màu sắc

Một khái niệm nữa cũng luôn song hành với vòng tròn màu sắc sắc chính là các pha màu. Dựa theo cảm giác khi nhìn, người ta chia các pha màu trên vòng tròn màu sắc thành:

Pha màu nóng

Pha màu nóng hay màu ấm là những màu khi nhìn vào gây nên cảm giác nóng, ấm, có khả năng kích thích vị giác, thính giác… Đỏ, vàng, cam chính là những màu thuộc pha màu nóng.

Pha màu lạnh

Các màu lạnh tiêu biểu
Các màu lạnh tiêu biểu

Ngược lại với các pha màu nóng là các pha màu lạnh. Những pha màu này sẽ cho cảm giác mát mẻ, dễ chịu khi nhìn. Với một số màu còn mang đến cảm giác lạnh lẽo. Những gam màu thuộc pha này có thể kể đến như xanh dương, xanh lá, tím…

Pha màu trung tính

Đây là những màu sắc không được xếp vào pha màu lạnh hay nóng, bao gồm màu trắng, đen và các cấp độ của màu xám.

Pha màu tương đồng

Màu tương đồng là những màu đứng ngay cạnh nhau trên vòng tròn màu sắc. chúng thường được sử dụng trong phương pháp phối màu tương đồng. Mỗi một màu sẽ có 2 màu tương đồng đứng ngay kế bên nó.

Màu tương phản

Màu tương phản là những màu nằm ở vị trí đối xứng nhau trên vòng tròn màu sắc. Chúng tương phản với nhau một cách rõ rệt và rất hay được sử dụng với mục đích làm nổi bật bật chủ thể.

???Tìm hiểu thêm: Font chữ Calligraphy là gì? Lưu ý khi sử dụng font Calligraphy

Những nguyên tắc phối màu với vòng tròn màu sắc

Với mục tiêu sinh ra để hỗ trợ các designer có thể dễ dàng lựa chọn màu sắc cho thiết kế, sản phẩm của mình, một số nguyên tắc phối màu cũng được ra đời như một công thức phối màu chuẩn không thể thay thế. Một số phương pháp phối màu cơ bản nhất mà bạn có thể sử dụng trong mọi thiết kế của mình là:

Nguyên tắc phối màu đơn sắc (monochromatic)

Phương pháp phối màu đơn sắc hay còn gọi phương pháp phối màu monochromatic được rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ sử dụng bởi sự đơn giản và sang trọng mà nó mang lại. Tính chuyên nghiệp và sự liền mạch là thứ mà phương pháp phối màu monochromatic luôn có, rất phù hợp để bạn thử trên mọi thiết kế của mình.

Để phối màu monochromatic, người ta chọn ra một màu chính và xác định các cấp độ đậm nhạt của màu trên vòng tròn màu sắc.

Nguyên tắc phối màu tương đồng

Đây là một trong những phương pháp mở rộng hơn của phương pháp phối màu đơn sắc, thường được dùng khi designer muốn phân chia các tầng nội dung của thiết kế. Phương pháp ngày lựa chọn ra các màu nằm kế nhau ở trên vòng tròn màu sắc (thường là 3 màu) để tạo được sự thu hút nhưng vẫn giữ được nét hài hòa, nhã nhặn.

Phối màu tương đồng lựa chọn 3 màu sắc liền kề nhau trên vòng tròn
Phối màu tương đồng lựa chọn 3 màu sắc liền kề nhau trên vòng tròn

Thông thường, người làm thiết kế sẽ chọn ra màu chủ đạo, chiếm phần lớn nội dung của thiết kế. sau đó chọn 2 màu nằm ngay kế bên nó để sử dụng. Nếu bạn đang cần một nguyên tắc phối màu ưu tiên sự hài hòa nhưng vẫn phân chia được cấp độ nội dung, đây sẽ là nguyên tắc phù hợp.

Nguyên tắc phối màu bổ túc

Khác với 2 phương pháp trên đề cao sự hài hòa và nhẹ nhàng, nguyên tắc phối màu bổ túc đề cao tính tương phản, giúp làm nổi bật chủ thể, vấn đề mà thiết kế đang hướng tới. Phương pháp này sẽ chọn ra 2 màu đối nghịch nhau trên vòng tròn màu sắc, nhờ vậy, sự nổi bật sẽ được đẩy lên cao nhất.Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn từ bỏ đi sự nhẹ nhàng và hài hòa và thay vào đó hướng tới một sự nổi bật rõ rệt hơn. Vậy nên, việc cân nhắc về mục tiêu của thiết kế trước khi sử dụng nguyên tắc phối màu này là vô cùng cần thiết. Phối màu bổ túc chỉ nên sử dụng với những thiết kế trẻ trung, cần một điểm nhấn thật rõ ràng.

Phương pháp phối màu bổ túc còn có các biến thể như phương pháp phối màu bổ túc bộ ba, bộ 4 để đa dạng hơn cho các designer sử dụng. Tuy nhiên, càng nhiều màu sắc thì việc phân chia bố cục sẽ càng khó khăn hơn.

Trên đây là toàn bộ những gì bạn cần biết về vòng tròn màu sắc. Việc sử dụng và phát huy hết tiềm năng của công cụ này đòi hỏi người thiết kế cần có những kiến thức chuyên sâu cùng kinh nghiệm để tránh sự xung đột màu sắc. Nếu bạn đang muốn trở thành một người làm việc trong lĩnh vực mỹ thuật đa phương tiện, hãy tham khảo ngay khóa học của FPT Arena.

Nguồn: arena.fpt.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *