[Tổng hợp] 4 cách làm chủ màu sắc trong thiết kế logo
Vòng tuần hoàn màu sắc không chỉ là yếu tố giúp người dùng nhìn nhận và cảm quan về màu sắc, mà còn là yếu tố rất hiệu quả để đánh giá sự hài hòa khi phối màu. Nếu bạn cũng đang quan tâm và muốn tìm hiểu yếu tố đánh giá này, thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về “4 cách làm chủ màu sắc trong thiết kế logo” ở bài viết dưới đây.
Thấu hiểu màu sắc và lý thuyết cơ bản về màu
Ngoài các yếu tố đánh giá về hình thể bên ngoài, cấu tạo hình khối của sản phẩm thì màu sắc là điểm nhận định vô cùng quan trọng về sự thành bại của một logo. Có thể nói logo là bộ mặt của doanh nghiệp. Bởi vậy, trước khi tiến hành làm các mẫu thiết kế, bạn nên tham khảo các mẫu thiết nổi bật trong ngành nghề. Từ đó, khai thác những yếu tố hấp dẫn để tạo nên một logo ý nghĩa và có dấu ấn riêng biệt.
Về nguyên lý pha màu, được người dùng chủ yếu vẫn là các tông màu bậc 1, màu bậc 2, và màu bậc 3,… Chúng lần lượt là:
- Màu bậc 1 (còn gọi là màu chính) bao gồm: đỏ, vàng, xanh (RGB). Nhóm 3 màu này xung có thể pha thành màu đen và trắng.
- Màu bậc 2 (hay còn gọi là màu phụ) bao gồm các màu được tạo ra từ các màu cơ bản là: xanh lá, cam, tím.
- Màu bậc 3 gồm có 6 màu được tạo nên từ màu bậc 1 và màu bậc 2 kết hợp lại với nhau. Chúng gồm: vàng-lục, lam-lục, lam-tím, đỏ-tím, đỏ-cam và vàng-cam. Từ đó, trong bảng màu, có được một vòng tròn màu khép kín gồm 12 màu cơ bản.
Cả 3 bậc màu này sẽ có những đặc điểm chủ đạo và sức hút riêng. Trong tâm lý học màu sắc đã nghiên cứu sâu vào vấn đề và các khía cạnh để tạo nên nhận thức của một người với một logo thương hiệu. Bởi vậy, từ các tông màu chính bậc 1, mà chúng ta sẽ có 3 màu bậc 1 chuyên dùng cho thiết kế logo, chúng là:
- Màu đỏ: thể hiện cảm xúc mạnh mẽ nhiệt huyết.
- Màu xanh dương: thể hiện sự mát mẻ và năng trí tuệ và sự tin tưởng.
- Màu xanh lục (xanh lá cây): thiên về sự hài hòa, cân bằng.
Trên thực tế mỗi người khi quyết định thích một sản phẩm qua bức ảnh hay không chỉ thông qua 90s trở xuống. Chúng được dựa trên màu sắc là chính. Màu sắc được coi là năng lực tri giác.
Đặc biệt, chỉ cần thay đổi sắc độ, đậm nhạt của màu là chúng sẽ lại có những ý nghĩa khác nhau. Bởi vậy trong quá trình thiết kế, bạn nên hiểu ý nghĩa và bảng màu, để kết hợp linh hoạt nhất.
Dựa trên tâm lý và sự liên kết văn hóa
Dựa trên tâm lý và liên kết văn hóa đều có tính liên quan và hài hòa trong phương pháp làm chủ màu sắc trong thiết kế. Theo nhà tâm lý học màu sắc Angela Wright màu sắc luôn có tác động khác nhau khi thay đổi độ mờ, dải màu và độ đậm nhạt.
Dưới đây là 4 ví dụ điển hình về quá trình ứng dụng màu sắc trong thiết kế logo.
- Nhóm một: Sử dụng màu đỏ tươi trong logo của Virgin. Nhóm màu sử dụng cho logo này không chứa màu đen. Chúng mang đến sự ấm áp tinh tế, gồm các màu đỏ tươi, màu san hô, màu xanh da trời và màu đào.
- Nhóm hai: Sử dụng màu xanh lơ trong logo của Tiffany & Co. Nhóm này tối màu hơn. Chúng bao gồm các màu nâu sẫm, xanh lá quế, tím oải hương. Sự kết hợp của các tông màu này thể hiện phong cách duyên dáng và sang trọng.
- Nhóm ba: Sử dụng kết hợp màu đỏ cà chua và màu vàng đất trong logo của Nhãn hàng Shell. Nhóm màu này gồm màu đen, đỏ cà tím, cam đậm, màu oliver. Chúng thể hiện sự gần gũi, truyền tải sự chính trực, chắc chắn.
- Nhóm bốn: Sử dụng màu đen tuyền và trắng trong logo của Apple. Chúng mang đến cảm giác mượt mà, thời thượng, và tự tin.
Đưa màu sắc vào ngữ cảnh thị trường
Việc đưa màu sắc vào thiết kế logo cho nhãn hàng không chỉ liên quan đến văn hóa, tâm lý mà còn là các vấn đề về xu hướng theo từng nhóm khách hàng.
Bởi vậy, việc sử dụng màu sắc trong thiết kế logo luôn gặp nhiều trở ngại và tốn thời gian trước khi tìm được cách phối màu và bản thiết kế ưng ý.
Dưới đây là ví dụ về 2 thương hiệu sử dụng linh hoạt màu sắc trong thiết kế logo như sau:
Logo nhãn hàng EasyJet mang đến sự tươi mới của những trái cam. Trong khi đó hãng Tango sử dụng màu đen để tạo ra cơn sốt cho nhãn hàng nước hoa quả.
Các thức trình bày màu sắc
Các thức trình bày màu sắc rất quan trọng. Bởi vậy, bạn nên cân nhắc để có hệ màu tốt nhất và chứa độc đáo riêng biệt. RGB và CMYK là 2 nguyên lý phân loại màu dựa trên các yếu tố đánh giá của máy móc.
Trên đây là tất cả thông tin về 4 cách làm chủ màu sắc trong thiết kế logo mà FPT Arena đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm những lưu ý để đưa vào thiết kế và lấy đó làm nền tảng phát triển cho công việc sau này. Nếu có câu hỏi hay cần tư vấn thêm về thiết kế đồ họa, mỹ thuật thuật đa phương tiện, các bạn liên hệ ngay với chúng tôi qua website FPT Arena để được hỗ trợ nhanh nhất.
Nguồn: arena.fpt.edu.vn