Làm chủ ánh sáng trong nhiếp ảnh – những thủ thuật bạn nên biết
Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng và được đánh giá cao trong nhiếp ảnh. Vậy làm thế nào để tận dụng và tạo ra nguồn sáng hoàn hảo nhất, hãy cùng tham khảo ngay những thủ thuật ánh sáng trong nhiếp ảnh qua bài viết dưới đây nhé.
Những loại ánh sáng trong nhiếp ảnh
Chất lượng và cường độ ánh sáng là 2 yếu tố rất được để tâm trong nhiếp ảnh. Ánh sáng càng đẹp thì sẽ cho ra bức ảnh với chất lượng hoàn hảo nhất. Ánh sáng tự nhiên (mặt trời) hay nhân tạo như đèn phát sáng đều được cung cấp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ nguồn sáng chính.
Ngoài ra, nguồn sáng nhân tạo thường xuất phát từ ánh sáng đèn sợi đốt, đèn xả và đèn LED. Trong khi đó, nguồn sáng tự nhiên được cung cấp từ ánh sáng mặt trời ở mọi thời điểm trong ngày. Mỗi nguồn sáng sẽ mang đến hình ảnh và hiệu ứng ánh sáng khác nhau, bởi vậy cần lựa chọn thời điểm cũng như setup nguồn sáng thích hợp để có được chất lượng ảnh hoàn hảo nhất.
Tận dụng nguồn sáng tự nhiên trong nhiếp ảnh
Ánh sáng tự nhiên là nguồn sáng có sẵn và được đánh giá cao trong nhiếp ảnh. Nếu biết cách tận dụng ánh sáng hợp lý, bạn hoàn toàn có thể bắt được những khoảnh khắc hiếm có hay sở hữu những bức ảnh cực kỳ chất lượng. Đặc điểm nổi trội của ánh sáng có thể kể đến là tạo ra quy trình vật lý và hóa học thuận lợi cho quá trình chụp cũng như truyền tải thông điệp nội dung bức ảnh.
Mặt trời dịch chuyển sẽ phát sinh những nhân tố ảnh hưởng đến đặc tính và chất lượng ánh sáng như không khí, hướng gió, ô nhiễm, khói bụi hay sự góp mặt của mây trời. Thời khắc hoàng hôn buông xuống trong ngày sẽ thay đổi ánh sáng từ trắng sang hồng, sau đó là tone cam và đỏ. Đây cũng chính là khoảnh khắc “giờ vàng” mà nhiếp ảnh gia nào cũng biết và quan tâm.
Nhiệt độ màu và cách sử dụng
Ánh sáng là một bức xạ điện từ mang năng lượng và sản sinh ra tần số giúp não chúng ta nhận biết được màu sắc xung quanh. Tần số khác nhau sẽ mang lại màu sắc khác nhau, tần số càng cao thì năng lượng càng nhiều và màu sắc sẽ chuyển dần sang màu xanh. Từ đó, có thể hiểu nhiệt độ màu là bản chia về đo năng lượng, đơn vị đo tính theo thang độ Kelvin (K). Nhiệt độ màu sẽ bắt đầu từ nhiệt độ thấp nhất có màu đỏ, dần chuyển sang cam, màu trắng và cao nhất là màu xanh.
Thông thường, ánh sáng ban ngày có nhiệt độ màu là 5500K và được gọi là ánh sáng trắng, dưới 2000k là ánh sáng đỏ, vượt quá 5500K ánh sáng chuyển sang màu xanh. Bởi vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ về nhiệt độ màu để tránh trường hợp tấm ảnh của bạn bị ám màu khi chụp trong điều kiện nhất định. Ngoài ra, để tránh các tác động xấu từ ánh sáng, bạn có thể điều chỉnh cân bằng trắng trong camera.
Thủ thuật chụp ảnh phong cảnh
Chụp ảnh phong cảnh thì đều quan trọng nhất chính là chụp đúng thời điểm và ánh sáng thuận lợi. Để làm được điều này thì lựa chọn vị trí chụp đẹp, thời gian chụp ra sao để cho ra chất lượng ánh sáng trong nhiếp ảnh hoàn hảo nhất bất kể là trong ngày hay trong năm. Ngoài ra, filter phân cực hay GND là công cụ hỗ trợ tuyệt vời trong nhiếp ảnh phong cảnh, giúp giảm thiểu độ tương phản bao giữ nền trời và mặt đất. Với filter này thì ánh sáng đi qua kính lọc sẽ đảm bảo giữ được tối đa tính chất của nó, không tạo ra sự khác biệt nào về màu sắc hay sai lệch về ánh sáng.
Như vậy, để có thể làm chủ được ánh sáng trong nhiếp ảnh là điều không hề đơn giản. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích từ bài viết, bạn đọc đã có thêm những kinh nghiệm và thủ thuật để áp dụng trong công việc thực tế. Hãy ghé thăm website FPT Arena để sở hữu ngay những khóa học thiết kế đồ họa chuyên nghiệp ngay hôm nay nhé.
Nguồn: arena.fpt.edu.vn