Isometric và Ý nghĩa của phương pháp vẽ 3D Isometric trong thiết kế
Isometric được biết đến là phương pháp hữu hiệu để các nhà thiết kế phác họa ý tưởng một cách tiện lợi và nhanh chóng nhất. Vậy Isometric thực chất là gì cũng như mang ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng tham khảo và tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
Isometric
Isometric được hiểu là phương pháp dùng để mô tả hình ảnh các đối tượng 3D trong không gian 2 chiều. Nếu bạn là một người mới tìm hiểu về vẽ tranh 3D thì đây chính là một thao tác cơ bản và cần chú ý.
Phương pháp mô tả hình ảnh Isometric này cũng giống như một phép đo trục, gồm 3 trục tọa độ giống nhau và thỏa mãn điều kiện góc giữa bất kỳ của 2 trong số các góc xuất hiện sẽ là 120 độ.
Để sở hữu bản vẽ Isometric có độ chính xác cao thì việc đầu tiên cần xác định là hình vẽ khối lập phương với 2 cạnh dài và tâm nằm ở gốc. Cách tính toán cụ thể bạn có thể tham khảo theo các bước sau: tính độ dài của đường thẳng từ tâm của nó đến giữa bất kỳ cạnh nào là √2 bằng định lý Pythagoras; xoay khối lập phương 45 ° trên trục x, điểm (1, 1, 1) do đó sẽ trở thành (1, 0, √2 ). Việc luân chuyển thứ hai với mục đích mang lại cùng một điểm dương trục z và bởi vậy cần phải thực hiện một vòng quay của giá trị tương đương với arctangent của 1 /√2 đó là khoảng 35,264 °.
Ý nghĩa của phương pháp vẽ Isometric
Với phương pháp vẽ Isometric, nhà thiết kế sẽ dễ dàng truyền tải ý tưởng thiết kế họ đang thực hiện trong giai đoạn đầu tiên của công việc thiết kế. Tùy theo yêu cầu thì họ sẽ chỉnh sửa hay vẽ thêm chi tiết cần thiết để hoàn thiện bản vẽ. Khi đã sử dụng thành thạo phương pháp này, bạn cũng có thể tự do thỏa sức sáng tạo nên những hình ảnh của riêng mình qua góc nhìn 3D theo một cách sinh động.
Isometric cung cấp cho nhà thiết kế và người xem nhiều góc nhìn đa chiều hơn, có thể dễ dàng thấy mặt bên và mặt trên của thiết kế một cách rõ ràng, chi tiết; người xem cũng cảm thấy thích thú và ấn tượng với phong cách này hơn. Đặc biệt, các doanh nghiệp khi muốn cung cấp cho khách hàng của họ nhiều hơn 1 option để lựa chọn thì đây chính là phương pháp hữu ích giúp doanh nghiệp sở hữu những bản vẽ tổng quan và dễ tiếp nhận hơn.
Với phương pháp này, bạn có thể dễ dàng trình bày nhiều chi tiết hơn nhưng lại không chứa nhiều chi tiết lộn xộn. Isometric cho phép bản vẽ của bạn hiển thị một không gian 3D với các chi tiết siêu nhỏ hoặc siêu lõm để tăng độ thu hút, bắt mắt cho thiết kế; khiến cho thiết kế của bạn vừa trừu tượng nhưng vẫn rất trực quan.
Nét đặc trưng của Isometric
Khi tìm hiểu về thiết kế Isometric, thông thường các nhà thiết kế sử dụng bản vẽ giấy và phác họa bằng tay chứ ít khi dùng đến thiết bị vẽ chuyên dụng. Nhờ vậy họ dễ dàng phác thảo và lên ý tưởng cho thiết kế của mình nhờ vào cảm giác và óc sáng tạo sẵn có. Phác thảo trên giấy giúp họ thể hiện ý tưởng một cách tự nhiên và nhanh chóng nhất, chỉ cần này ra suy nghĩ trong đầu hay tìm được cảm hứng bên ngoài là có thể bổ sung ý tưởng ngay lập tức.
Điểm đặc trưng nhất của Isometric chính là mang đến sự chính xác trong kích thước cũng như màu sắc tối giản, mang lại một bản thiết kế sinh động hơn so với các bản vẽ thiết kế. Việc phác thảo càng nhanh càng tốt những ý tưởng khi chỉ vừa xuất hiện trong đầu là điều quan trọng mà các designer tập trung vào thay vì phác thảo chi tiết phức tạp.
Cũng nhờ nét đặc trưng này mà Isometric là phương pháp được các designer lựa chọn và sử dụng thường xuyên trong các dịp gặp gỡ khách hàng. Điều này cũng thể hiện được sự sáng tạo và nhanh nhạy của nhà thiết kế khi có thể trình bày ý tưởng ngay lập tức mà không cần sử dụng các công cụ khác. Sau khi đã chốt lại ý tưởng về nội dung chỉnh sửa chi tiết với khách hàng, đây mới là lúc các designer sử dụng bản vẽ để hoàn thành tác phẩm một cách toàn diện.
Công dụng của bản vẽ Isometric
Với bản vẽ Isometric trong tay, designers sẽ dùng nó để thể hiện cách sắp xếp ý tưởng đến khách hàng, song song với đó là giải thích lý do tại sao lại sắp xếp chi tiết theo bố cục như vậy. Bản vẽ này sẽ thể hiện các chi tiết được ghép lại với nhau, đồng nghĩa với việc chi tiết bên trong sẽ không xuất hiện. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng bản vẽ dạng “Exploded Isometric” thì sẽ khác, các thành phần bên trong sẽ được trình bày rõ ràng để bạn nhìn thấy được chi tiết ẩn phía sau.
Với các nhà thiết kế, việc tưởng tượng ra các không gian 3D sẽ trở nên dễ dàng hơn so với những người không chuyên về lĩnh vực này. Nhờ có bản vẽ Isometric, ai cũng có thể hiểu được cấu tạo và chi tiết các bộ phận trong không gian 3D. Nó mô tả cụ thể các chi tiết được trình bày và lắp ghép như thế nào để người xem hiểu được tổng thể bản vẽ. Ngoài việc hỗ trợ designer trình bày ý tưởng của mình, các bản vẽ này cũng được sử dụng để hỗ trợ các mảng khác nhau trong thiết kế ứng dụng, phần mềm, hoạt hình, thiết kế game. Nhờ vậy, phương pháp Isometric ngày càng trở nên phổ biến và hữu ích hơn trong đời sống thực tế.
Phương pháp giúp phác thảo nhanh ý tưởng
Như bạn đã biết, thiết kế trong Isometric được vẽ ra chính xác bằng cách sử dụng thiết bị vẽ như thước. Tuy nhiên cũng có các designer sử dụng phương pháp vẽ tay để có thể dễ dàng hơn trong quá trình sáng tạo và ghi chép nhanh ý tưởng của mình.
Bản thiết kế Isometric sẽ giúp bạn trình bày ý tưởng của mình với tính chính xác về kích thước cũng như mang lại thiết kế có màu sắc tối giản giúp người xem dễ hình dung và nhìn rõ hơn chi tiết trong bản vẽ. Đây cũng chính là điểm đặc biệt của bản vẽ Isometric so với bản vẽ thiết kế có chứa nhiều màu sắc.
Như vậy, có thể nói bản vẽ Isometric thật sự hữu dụng trong nhiều ngành nghề, với sự hiệu quả này, chắc chắn trong thời gian tới phương pháp này sẽ còn được ứng dụng nhiều hơn nữa, vượt xa những tiện ích hiện có được đề cập trong bài viết. Hi vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đọc đã có được những thông tin cơ bản về phương pháp Isometric và áp dụng vào trong quá trình làm thiết kế của mình. Nếu bạn đang quan tâm và muốn tìm hiểu nhiều hơn những khóa học về thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, hãy truy cập ngay website của FPT Arena để được hỗ trợ tư vấn và học hỏi thêm những kiến thức mới nhé.
Nguồn: arena.fpt.edu.vn