Portfolio là gì? Tổng Hợp Mẫu Portfolio Đẹp & Cách Phân Biệt Portfolio & CV
Khi được hỏi “Portfolio là gì?”, “Làm cách nào để phân biệt Portfolio và CV?” dù là những bạn sắp tốt nghiệp, hay những bạn đã đi làm vẫn gặp nhiều khó khăn khi phân biệt được hai khái niệm này. Đây là hai yếu tố rất quan trọng khi bạn muốn xin việc ở cứ “đơn vị” nào. Nếu bạn chưa rõ ràng và còn vướng mắc về hai khái niệm này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Portfolio là gì?
Portfolio
Portfolio (bắt nguồn từ tiếng Pháp) là tập hồ sơ năng lực của cá nhân hoặc doanh nghiệp. Nó trình bày những thông tin, những dự án, thành tựu của cá nhân hay tổ chức đã đạt được. Portfolio sẽ giúp “người xem” có cái nhìn tổng thể về khả năng của cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức đó.
Phân biệt Portfolio và CV?
CV và Portfolio đều là hồ sơ cần thiết để ứng viên đi xin việc hay một công ty khi muốn nhận thầu một dự án. Tùy vào những vị trí mà nhà tuyển dụng khác nhau sẽ cần ứng viên nộp CV hoặc Portfolio. Dưới đây là cách phân biệt hai loại hồ sơ này:
Về hình thức: Mặc dù không có quy chuẩn nào về độ ngắn dài của CV hay Portfolio. Tuy nhiên, bạn nên làm súc tích, ngắn gọn để nhà tuyển dụng xem qua càng dễ hiểu càng tốt. Theo nhiều nghiên cứu, CV được thiết kế trong 1- 2 trang là phù hợp nhất. Còn Portfolio thì khác, độ dài của hồ sơ năng lực phụ thuộc vào những dự án và những và các khối lượng sản phẩm mà ứng viên đã thực hiện.
Về nội dung: CV sẽ bao gồm các thông tin cá nhân, quá trình học tập và làm việc, các thành tích, chứng chỉ đạt được, các hoạt động ngoại khóa và sở thích cá nhân của ứng viên,… Trong khi đó, Portfolio sẽ tập trung vào sản phẩm, những dự án mà ứng viên đã làm, các thông tin có thể dưới dạng mô hình, ảnh, bản thảo, tranh vẽ,… sẽ tùy vào hoạt động của ứng viên.
Portfolio design là gì?
Portfolio design là các ấn phẩm, các dự án mà ứng viên đã làm. Chúng có thể được mô phỏng dưới nhiều dạng hình thức khác nhau như: tranh, ảnh,… để chứng tỏ năng lực và ghi dấu ấn với nhà tuyển dụng.
Portfolio chứa đựng thông tin gì?
Để chứng minh năng lực và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, một Portfolio hoàn chỉnh không thể thiếu những thông tin dưới đây như:
- Thông tin bảo hộ quyền sở hữu: Đây là khẳng định ấn phẩm nhà tuyển dụng cầm trên tay thuộc về bạn, không ai có quyền sử dụng sao chép.
- Triết lý làm việc: Là những quy tắc làm việc cá nhân, thái độ và suy nghĩ của bạn về công việc, lĩnh vực bạn đang theo đuổi.
- Mục tiêu nghề nghiệp: Đây là phần bạn chia sẻ về định hướng nghề nghiệp, mục tiêu công việc trong tương lai. cả ngắn và dài hạn. Các mục tiêu có thông thường từ 3-5 năm.
- Sơ yếu lý lịch: Đây là các thông tin cơ bản của bạn. Chúng bao gồm: tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ,… Chúng cũng có thể là các trang web cá nhân, tài khoản mạng xã hội,..
- Kỹ năng: Phần này bạn nên trình bày ít nhất 3 kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực bạn đang làm việc. Ví dụ trong công việc marketing có thể là lập kế hoạch, kỹ năng viết, kỹ năng nghiên cứu thị trường,… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dẫn thêm những nhận xét của đồng nghiệp và đối tác, khách hàng trong dự án.
- Chứng chỉ, bằng cấp, các dự án liên quan: Đây là những chứng chỉ, các giấy tờ, file tài liệu chứng minh bạn có tham gia. Điều này giúp nâng cao giá trị của bản thân bạn đối với doanh nghiệp.
Khi nào ứng viên nên dùng Portfolio?
Mặc dù cả CV và Portfolio đều là hồ sơ xin việc. Tuy nhiên, sẽ tùy từng ngành mà nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên nộp một trong hai. Phần lớn khi xin việc CV là bắt buộc còn, Portfolio sẽ có tính chất tham khảo sâu hơn về những dự án mà ứng viên đã làm. Qua đó thuận tiện cho việc đánh giá năng lực ứng viên. Thông thường, các ngành như: thiết kế, truyền thông, quảng cáo, các nghề làm việc theo chiến dịch sẽ yêu cầu Portfolio.
Tiếp cận với nhà tuyển dụng qua Portfolio
In ấn
Sử dụng những bản in ấn là cách những nhà tuyển dụng truyền thống vẫn thường làm. Việc in Portfolio cần đảm bảo chất lượng giấy và màu mực, hình ảnh cần thể hiện rõ nét qua khổ A4. Các thông tin của bạn cần có những “từ khóa” riêng để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Bản PDF
Bản PDF dạng file tài liệu Portfolio được đánh giá cao và cũng được dùng phổ biến hiện nay. Chúng có chất lượng ảnh tốt, nội dung sẽ giữ nguyên, khi cần in cũng tiện hơn.
Portfolio trực tuyến
Đây là dạng Portfolio được những người làm freelance, những người làm thiết kế đồ họa sử dụng nhiều nhất. Các trang Portfolio phổ biến hiện nay rất đa dạng như: Behance, Dribble, website cá nhân, Blog,…
Portfolio video
Đây là dạng Portfolio gây ấn tượng nhất với nhà tuyển dụng. Dạng này không chỉ thể hiện sự nghiêm túc mà còn yêu cầu kỹ năng và sự chỉn chu khu thực hiện. Các trang video Portfolio phổ biến là Youtube,.. các trang dành cho các Influencer có thể là : TikTok, Instagram,…
Vai trò của Portfolio trong xây dựng thương hiệu
Vai trò của Portfolio trong xây dựng thương hiệu luôn có tác động lớn tới doanh nghiệp mà nhiều đơn vị vẫn chưa ý thức được việc này. Thông qua Portfolio, doanh nghiệp có thể dựa trên các thông tin để đánh giá đối tác, nhân sự, doanh nghiệp theo hướng chủ quan. Nó có tính chất tham khảo nhiều hơn. Portfolio cũng là một trong những yếu tố giúp xây dựng thương hiệu cá nhân và xây dựng hồ sơ năng lực doanh nghiệp. Mặt khác, Portfolio cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tăng niềm tin, thuyết phục khách hàng. Portfolio độc đáo, hấp dẫn sẽ thiện cảm và cá tính riêng cho chính doanh nghiệp.
10 Mẹo thiết kế Portfolio ấn tượng – Hướng dẫn làm portfolio
1. Lựa chọn kỹ những điều bạn muốn đặt lên portfolio
Trên giao diện Portfolio chính bạn nên sử dụng một hoặc một vài bức ảnh tổng quan. Bạn nên chọn lọc và đưa lên những thông tin bạn thất tự hào. Mục đích chính để Portfolio vừa hấp dẫn mà không bị dài dòng, rườm rà.
2. Chọn lựa những hình ảnh đắt giá nhất
Để tạo được ấn tượng với người xem và thể hiện được thế mạnh của bản thân, việc đưa những thông tin, các dự án tâm đắc lên Portfolio là rất cần thiết. Đây sẽ là một trong những yếu tố giúp “người đọc” có cái nhìn tích cực và hiểu cơ bản về những thành tích bạn đã làm được.
3. Đa dạng portfolio
Bạn nên thiết kế Portfolio của mình đa dạng theo nhiều cách thức khác nhau để tránh sự đơn điệu. Tạo thêm, làm đa dạng bố cục, và tạo nhiều kiểu thiết kế sẽ giúp cho hồ sơ của bạn thêm hấp dẫn. Đặc biệt, bạn nên chú tâm để liên kết giữa các yếu tố luôn nhất quán và theo quy chuẩn.
4. Số lượng portfolio
Thông thường để đạt tiêu chuẩn chúng, bạn nên đưa từ 10-20 dự án tâm đắc nhất. Với mức dự án này sẽ đảm bảo hồ sơ không quá nhiều thông tin và cũng không quá đơn điệu.
5. Có cần cả portfolio in ấn?
Phần lớn trước khi phỏng vấn trực tiếp nhân sự, các doanh nghiệp thường yêu cầu ứng viên cung cấp hồ sơ hoặc mô tả kinh nghiệm. Tuy nhiên, để tiện nhất, khi phỏng vấn bạn nên trang bị cả bản đã Portfolio in ấn để cho việc trao đổi trực tiếp cùng nhà tuyển dụng.
6. Cập nhật xu hướng
Đây là yếu tố tác động lớn và có tính cập nhật thông tin trên chính Portfolio của bạn. Bạn nên nhấn mạnh vào những dự án có thành công lớn. Tuy nhiên, chỉ nên đưa những dự án trong 3 năm trở lại đây thôi. Bởi, khi thêm vào các dự án quá xa, các xu hướng sẽ thay đổi liên tục. Đặc biệt là thiết kế và công nghệ nếu không có những bước tiến sẽ rất dễ bị “tụt hậu”.
7. Chụp ảnh sản phẩm thực tế
Ảnh sản phẩm thực tế của dự án có tính tham khảo rất cao. Bởi vậy, khi hoàn thành, bạn nên chuẩn bị sẵn những bức ảnh hấp dẫn nhất để trang bị cho Portfolio của mình.
8. Thông tin của từng dự án
Thông tin dự án bạn đã hoàn thiện và thành công có tính tham khảo lớn đối với nhà tuyển dụng. Nó không chỉ cung cấp thông tin về yêu cầu, KPI dự án, mục tiêu, quy trình mà còn cung cấp cả cách thức bạn triển khai.
9. Cân nhắc sử dụng các hiệu ứng trên các portfolio online
Việc thêm hiệu ứng sẽ giúp Portfolio online của bạn hấp dẫn hơn. Tuy nhiên chúng lại gây khiến website của bạn nặng hơn, tải chậm hơn ảnh hưởng đến trải nghiệm trên web. Bởi vậy, khi thêm hiệu ứng bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng.
10. Review, thêm, xóa và chỉnh sửa
Để Portfolio được khách quan bạn nên thêm những đánh giá và tham khảo các ý kiến của đối tác. Ngoài ra, bạn nên cập nhật và bổ sung những dự án mới và lược bỏ những thông tin đã cũ.
Tổng hợp các mẫu portfolio đẹp và sáng tạo
Vừa rồi chúng ta đã điểm qua các thông tin và tầm quan trọng của Portfolio với doanh nghiệp. Dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các mẫu Portfolio đẹp và sáng tạo mà dân thiết kế chuyên nghiệp không thể bỏ qua.
Tofu Design
Tofu Design là một đơn vị chuyên thiết kế thương hiệu và các giải pháp thiết kế. Các mẫu Portfolio của hãng gồm nhiều thể loại từ truyền thông, quảng cáo, thương hiệu, giải pháp content,…
Trường Thiện
Mẫu ảnh dưới đây của nhà thiết kế Trường Thiện cho dự án Khói quê. Mục đích của dự án là đưa loại bánh tét – đặc sản của miền Tây để nhiều người biết đến hơn. Đồng thời là nhà thiết kế thực hiện ước mơ của chị gái là mở một quán bánh tét ở TP.Hồ Chí Minh.
TOONG
Dự án dép tổ ong là dự án cá nhân được thực hiện bởi nhà thiết kế Nguyễn Duy Anh. Đây là dự án mà nhà ông muốn đưa truyền thống văn hóa của Việt Nam ra thế giới.
Elise Eskanazi
Hình ảnh trang chủ của Portfolio được nhà thiết kế Elise Eskanazi và giám đốc nghệ thuật người Pháp sử dụng để đưa ra cái nhìn tổng thể về toàn bộ các dự án. Mỗi bộ sưu tập đều có ít nhất một ảnh có kích cỡ tối đa để thể hiện rõ ràng hơn nhận diện dự án.
Kane O’Flaherty
Portfolio về thiết kế sản phẩm và thương hiệu được nhà thiết kế Kane O’Flaherty chụp lại và lưu trên trang cá nhân của mình. Sự tiện lợi của cấu trúc điều hướng sẽ giúp người dùng thuận tiện xem các dự án khác.
Shelby Hipol
Nhà thiết kế Shelby Hipol cũng là một trong những người có trang web Portfolio cá nhân được đánh giá rất cao. Dưới đây là Portfolio về thời trang và thẩm mỹ của Shelby Hipol.
Ryan Booth
Dưới đây là được thiết kế bởi Ryan Booth theo dạng danh mục. Đây là Portfolio mà nhà thiết kế đã liệt kê các giải thưởng và khách hàng mà anh đạt được. Định dạng này giúp “khán giả” nhận biết được tổng quan thiết kế trước sau đó mới tìm hiểu dự án.
Liam Moore
Cách thiết kế Portfolio đầy màu sắc của designer Liam Moore tại Mỹ. Một mẫu Portfolio đơn giản nhưng chuyên nghiệp.
Ashley Fong
Ashley Fong – nhà thiết kế đồ họa Ashley Fong thiết kế Portfolio của mình theo phong cách rất độc đáo. Bố cục của Portfolio dạng lưới, “khán giả’ có thể xem từ tổng quan đến chi tiết từng dự án.
Trên đây là các thông tin về Portfolio mà FPT Arena tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Mong rằng qua bài viết, bạn đã hiểu được tầm quan trọng của hồ sơ năng lực (Portfolio). Ngoài ra, đừng quên truy cập website: https://arena.fpt.edu.vn/ để cập nhật thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác.
Nguồn: arena.fpt.edu.vn