Theo Philip Kotler- ông tổ ngành Marketing thì việc lựa chọn tên thương hiệu là điều tiên quyết. Sau khi tên thương hiệu thì vấn đề còn lại là xây dựng bản sắc cho thương hiệu. Tên thương hiệu cần phù hợp với sự định vị giá trị của thương hiệu. Nếu chọn cách định vị ” tốt hơn thì đắt hơn” thì tên thương hiệu phải làm bật lên được chất lượng cao của sản phẩm đó.
Philip Kotler cũng đưa ra một ví dụ minh chứng cho tầm quan trọng của việc đặt tên thương hiệu. Ông đưa ra ví dụ về một cuộc nghiên cứu sử dụng 2 bức ảnh của 2 cô gái đẹp. Những người đàn ông sẽ tham gia bỏ phiếu để bình chọn cho người đẹp hơn. Kết quả lần 1, các lá phiếu bình chọn được chia đều cho cả 2 người. Thế rồi nhà nghiên cứu viết ra tên người phụ nữ thứ nhất là Elizabeth, người còn lại là Gertrude. Kết quả cuối cùng là 80% các lá phiếu nghiêng về người phụ nữ có tên Elizabeth, chỉ có 20% nghiêng về Gertrude. Bước đầu, qua ví dụ về một nghiên cứu ta đã có thể thấy được tên thương hiệu thật sự rất quan trọng.
Việc đặt tên cho thương hiệu là một trong những bước quan trọng nhất
Philip Kotler cũng đã đúc kết được 5 phẩm chất cần phải có ở một thương hiệu thành công, đó là:
1. Tên thương hiệu cần nói lên lợi ích của sản phẩm
Ví dụ: camera tự sướng( Oppo), snack khoai tây( Ostar),……
2. Thương hiệu cần nói lên các phẩm chất của sản phẩm hoạt động hay màu sắc
Ví dụ: sữa rửa mặt Spic and Span( gọn gàng và sạch sẽ)…
3. Tên thương hiệu cần phải dễ đọc, dễ nhận ra và dễ nhớ; các tên thương hiệu ngắn gọn là lựa chọn hợp lý
Ví dụ: Omo, Casio, Iphone, Oppo…..
4. Tên thương hiệu cần phải dễ phân biệt
5. Tên thương hiệu cần tránh mang ý nghĩa không hay tại các nước khác, hay trong ngôn ngữ khác
Ví dụ: Nova là một cái tên chưa tốt cho nếu bán tại thị trường Tây Ban Nha vì nó có nghĩa là “Không chạy được”. Tất nhiên chẳng ai muốn mua một chiếc xe hơi đắt đỏ mà lại không chạy được, dù cho đó chỉ là liên tưởng.
Nguồn: ” Kotler bàn về tiếp thị”