Buôn bán qua biển hiệu của người Nhật

Việc buôn bán xưa nay thành công được vẫn là nhờ một phần rất lớn từ quảng cáo.

Biển hiệu hàng may.
Biển hiệu hàng may.

Nhất là ở các thành phố quá đông đúc hay thưa thớt thì mỗi cửa hàng cần phải có thứ gì để thu hút du khách chú ý tới.

Là một nước có nền thương mại phát triển, từ cách đây hàng trăm năm, Nhật Bản đã xem trọng quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đặc biệt là tại các thành phố như Edo, nơi có tới cả triệu dân hoặc Osaka và Kyoto với dân số lên đến 500 nghìn người.

Vì đông đúc, ai nấy lúc nào cũng phải đi vội, nhà cửa lại nhỏ bé na ná nên các thương nhân tại đây đã dùng các biển hiệu giúp mọi người phân biệt và hiểu biết về mặt hàng của họ.

Biển hiệu hàng hải sản. ảnh 1
Biển hiệu hàng hải sản.
Biển hiệu hàng rau củ. ảnh 2
Biển hiệu hàng rau củ.

Nhà nào cũng treo bảng, chỗ thì rau quả, chỗ thì cá tôm, đồ khô – vật dụng thiết yếu, kế tới là trà, thuốc lá, sa kê, rượu chiết xuất từ lá thông non, thảo dược, tây dược, quần áo, giày dép, tóc giả và đồ trang sức, phục vụ nhà binh…

Biển hiệu hàng trà. ảnh 3
Biển hiệu hàng trà.
Biển hiệu hàng tóc giả. ảnh 4
Biển hiệu hàng tóc giả.
Biển hiệu hàng thuốc lá. ảnh 5
Biển hiệu hàng thuốc lá.

Biển hiệu hàng tẩu. ảnh 6
Biển hiệu hàng tẩu.
Biển hiệu hàng rèn. ảnh 7
Biển hiệu hàng rèn.
Biển hiệu hàng lược. ảnh 8
Biển hiệu hàng lược.

Không ai giống ai, rực rỡ, đủ sắc màu, kích cỡ, hình thù và tạo nên một thế giới của những kanban, tức những bảng gỗ, kim loại hoặc giấy bồi, trên đó in vẽ, điêu khắc và viết chữ vô cùng phong phú. Theo tiếng Nhật Bản, kan nghĩa là xem (quán), còn ban là biển (bảng), giúp người ta nhận diện một điều gì mà ở đây chính là hàng hóa.

Tùy bán hàng gì, chủ tiệm sẽ cho làm biển hiệu về mặt hàng ấy, có cái chỉ nói một thứ thôi, song cũng có nhà vì kinh doanh đa dạng nên vẽ ra rất nhiều thứ, nhất là đồ làm mộc.

Biển hiệu hàng kính đeo mắt. ảnh 9
Biển hiệu hàng kính đeo mắt.
Biển hiệu hàng giày dép. ảnh 10
Biển hiệu hàng giày dép.
Biển hiệu hàng dao kéo. ảnh 11
Biển hiệu hàng dao kéo.
Biển hiệu hàng cưa. ảnh 12
Biển hiệu hàng cưa.
Biển hiệu hàng ăn. ảnh 13
Biển hiệu hàng ăn.
Biển hiệu hàng dược phẩm. ảnh 14
Biển hiệu hàng dược phẩm.

Ở đó, có thể thấy vài chục loại cưa, kéo, dao, đục, khoan, búa… Tựu chung, phần lớn kanban đều khắc họa những vật dụng cụ thể, cộng dòng chữ cho người xem dễ hiểu và cũng rất chi tiết, sinh động, cần thì chú thích cặn kẽ để cả người mù chữ cũng biết nó nói gì.

Khi không thể diễn tả bằng lời thì người ta chuyển sang hình ảnh, có thể là vẽ, khắc từng mặt hàng rõ ràng trên giấy hay gỗ, hoặc thậm chí biến cả tấm biển thành một hình tượng quen thuộc, như hình con cá để nói về nhà bán cá, món ăn hải sản hay hình cái hũ chỉ rượu sa kê và hình cái ấm chỉ trà Nhật Bản.

Biển hiệu hàng đóng thùng. ảnh 15
Biển hiệu hàng đóng thùng.
Biển hiệu hàng gia vị. ảnh 16
Biển hiệu hàng gia vị.
Biển hiệu hàng mỳ. ảnh 17
Biển hiệu hàng mỳ.
Biển hiệu cho vay tiền. ảnh 18
Biển hiệu cho vay tiền.
Biển hiệu hàng chỉ thêu. ảnh 19
Biển hiệu hàng chỉ thêu.
Biển hiệu hàng bánh kẹo. ảnh 20
Biển hiệu hàng bánh kẹo.

Do đa số kanban đều treo ngoài cửa, chúng hay được phủ sơn, ốp vỏ trứng, thếp vàng hoặc bạc, đôi khi còn có mái che giúp chịu được nắng mưa, gió bão và tăng độ bền lâu.

Vì cả vẻ đẹp, ý nghĩa lẫn sự công phu trong việc chế tác – bày đặt, mỗi kanban không chỉ là một tấm bảng thông thường mà là một tác phẩm nghệ thuật, có sự giao hòa tuyệt diệu giữa mục đích thương mại, giải trí và nghệ thuật. Trong đó có nhiều kanban không phải là tranh hai chiều mà còn là tranh 3D, đa chiều… nhìn góc nào cũng đẹp, nổi bật.

Biển hiệu hàng quạt. ảnh 21
Biển hiệu hàng quạt.

Ngày nay, nhiều quán xá ở Nhật Bản vẫn dùng kanban mời khách hoặc sưu tầm chúng làm vật trang trí, kỷ niệm.

Theo: Báo GD&TĐ