Cấu trúc Silo là gì? Khám phá mô hình Silo và xây dựng cho WebsiteCấu trúc Silo là gì? Khám phá mô hình Silo và xây dựng cho Website

Khi người dùng truy cập vào một website có nội dung hỗn hợp, không được sắp xếp có cấu trúc trật tự thì họ có xu hướng thoát ra và sẽ không vào lại bất cứ lần nào nữa. Điều này khiến cho tỷ lệ thoát của website sẽ tăng cao.

Đừng lo! Silo sẽ giúp bạn cải thiện điều này bằng cách nhóm các trang có nội dung liên quan chặt chẽ với nhau và cùng hướng đến một chủ đề nhất định. Vậy cấu trúc silo là gì và cách xây dựng Silo cho website của bạn là gì? Ứng dụng silo vào website của bạn có thật sự tốt?

Bạn đã ứng dụng tốt silo vào website của mình chưa? Nếu có thì cấu trúc đó đã phù hợp hay cần điều chỉnh thêm không? Cùng FIEX đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Cấu trúc Silo là gì?

Silo là cấu trúc website nhằm giúp tổ chức, sắp xếp các trang nội dung liên quan với nhau một cách hợp lý và logic. Ứng dụng silo vào website tạo nên sự chuyên sâu và phân cấp nội dung.

Nói cách khác, các trang có nội dung liên quan với nhau sẽ được cấu trúc nằm trong một silo. Về bản chất, silo là cách để phân tách chủ đề cốt lõi của website thành các chủ đề bổ trợ để phù hợp với tất cả truy vấn tìm kiếm của người dùng.

Bên cạnh đó, nếu website của bạn ứng dụng silo hiệu quả thì Google sẽ dễ dàng hiểu rõ website và đánh giá cao độ tin cậy của trang. Silo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của website. Vậy những lợi ích website nhận được từ cấu trúc silo là gì?

silo là gì
Triển khai silo giúp làm chuyên sâu nội dung website

Tại sao cấu trúc Silo quan trọng đối với SEO Website

cấu trúc silo
Cấu trúc silo mang lại nhiều lợi ích về mặt SEO cho website

Thay vì sắp xếp website theo cấu trúc phẳng thì các chuyên gia SEO lại ưu tiên lựa chọn ứng dụng silo hơn. Cùng điểm qua 3 vai trò của silo đối với SEO website như sau:

Silo giúp tăng trải nghiệm người dùng

Website được cấu trúc silo tốt sẽ cho phép khách truy cập dễ dàng điều hướng trên nó. Người dùng có xu hướng nhấp qua trang mới nếu như trang đó có nội dung liên quan đến trang hiện tại mà họ đang xem.

Khi có thể dễ dàng tìm thấy tất cả các bài viết liên quan đến truy vấn của mình thì người dùng sẽ tiếp tục phiên truy cập mà không cần thực hiện một truy vấn tìm kiếm mới.

Công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập thông tin và lập chỉ mục hiệu quả

Bạn có thắc mắc rằng vai trò trong quá trình thu thập dữ liệu và lập chỉ mục của Google của cấu trúc silos là gì không?

Trong cùng một website, các silo giúp các trang có nội dung liên quan với nhau, cùng thể hiện một chủ đề được liên kết chặt chẽ. Do đó, Googlebot dễ dàng nhận ra các nội dung trên website và việc thu thập dữ liệu của chúng cũng đạt hiệu quả cao.

Các cấu trúc silo giúp dễ dàng xây dựng backlink

Với cấu trúc silo, bạn có thể tạo khoảng 80% backlink đến các trang nội dung quan trọng. Vì các trang trong silo sẽ được liên kết với nhiều bài viết blog khác trong cùng danh mục, backlink sẽ lan tỏa khắp website của bạn, tạo sự hợp lý trong quá trình xây dựng backlink.

Không còn các trang bị bỏ trống

Trang nào không được liên kết với các trang còn lại trên cùng website thì nó sẽ không được Google SERPs lập chỉ mục. Do đó, silo giúp giải quyết vấn đề các trang bị bỏ trống trên website của bạn.

Các loại cấu trúc Silo

Nếu nội dung trên website của bạn không được cấu trúc rõ ràng thì ắt hẳn Googlebot sẽ mất khá nhiều thời gian để di chuyển trên toàn bộ website. Trong trường hợp này, việc cải thiện thứ hạng các từ khóa mục tiêu lại càng trở nên khó khăn hơn.

Do đó, ứng dụng cả 2 loại silo vật lý và silo ảo sẽ giúp làm rõ thông điệp của website và gửi nó đến các công cụ tìm kiếm.

Cấu trúc silo vật lý là gì?

Silo vật lý là một cấu trúc cố định, sắp xếp các nội dung liên quan đến nhau trên website vào các thư mục URL.

Cấu trúc của một đường dẫn theo cấu trúc silo: “tên domain/silopage/sub-silopage”. Dưới đây là 1 ví dụ về silo vật lý.

  • Trang silo: https://www.thegioididong.com/dtdd
  • Trang silo con 1: https://www.thegioididong.com/dtdd/oppo-a55-4g
  • Trang silo con 2: https://www.thegioididong.com/dtdd/oppo-a95-4g
  • Trang silo con 3: https://www.thegioididong.com/dtdd/oppo-a57-4g

Trong ví dụ trên, chủ đề “laptop” có một nhóm các trang gồm các loại sản phẩm laptop. Hay nói cách khác, các subcategory có liên quan đến cùng 1 category thì sẽ được đặt trong cùng 1 silo vật lý.

Nhìn vào URL của 3 trang silo con, bạn sẽ thấy được phần đầu và giữa của cả 3 URL này đều giống nhau. Chúng chỉ khác nhau ở phần đuôi, chính là tên của từng loại laptop khác nhau.

Cấu trúc silo ảo là gì?

Cấu trúc silo ảo chính là hình thức dùng các internal link (thông qua hypertext) để liên kết những trang có liên quan với nhau. Silo ảo giúp phân nhóm các bài viết liên quan và tách biệt những bài viết không liên quan ra khỏi nhóm.

Việc xây dựng liên kết các trang thông qua hypertext (Silo ảo) mà không thông qua cấu trúc Silo vật lý vẫn mang lại hiệu cho website. Bởi vì công cụ tìm kiếm vẫn có thể truy vấn theo những liên kết này để thu nhập nội dung trên website.

Với nguyên tắc hoạt động: liên kết đến những trang có nội dung liên quan; và trỏ link nhiều đến những trang có độ ưu tiên cao. Cấu trúc silo ảo tạo nên một dòng chảy sức mạnh trên website của bạn.

Bạn có thể hình dung silo ảo thông qua mô hình liên kết dưới đây

silos là gì
Mô hình của cấu trúc silo ảo

Do đó, xây dựng internal link bằng mô hình silo là một trong những cách để giúp website của bạn được Google xếp thứ hạng tốt. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thêm các liên kết có trong website của bạn, đừng điều hướng qua những website khác.

Cả 2 loại silo nêu trên đều có những ưu điểm riêng biệt. Do đó, khi xây dựng website, bạn nên kết hợp cả 2 để đạt được hiệu quả SEO cao.

cau truc silo
Nên kết hợp cả hai để đạt hiệu quả cao trong SEO

Cách xây dựng cấu trúc Silo cho website

Trên thực tế, silo không hẳn là một kỹ thuật xây dựng website quá cao siêu. Nhưng nó lại hỗ trợ và cải thiện SEO onpage rất nhiều. Bất cứ nhà quản trị website nào cũng có thể xây dựng cấu trúc silo cho website với 6 bước cơ bản như sau:

mô hình silo
6 Bước xây dựng cấu trúc silo cho website

Bước 1: Xác định chủ đề cốt lõi của website

Trước tiên, bạn cần phải tự đặt câu hỏi cho bản thân rằng “chủ đề cốt lõi của website là gì?” Bên cạnh đó, bạn cũng cần xác định website của mình cung cấp được những giá trị hữu ích nào cho độc giả.

Đây là bước đầu tiên và quan trọng vì bạn sẽ hình dung được website của mình đang cần loại cấu trúc silos là gì?

Ví dụ như chủ đề cốt lõi của website của bạn có thể là:

  • Website thương mại điện tử chuyên về mảng thời trang nữ
  • Website chia sẻ kiến thức du lịch Việt Nam
  • Website chia sẻ kiến thức về ngành Digital Marketing

Ngoài ra, xác định chủ đề cốt lõi của website sẽ giúp bạn có được chiến lược phát triển nội dung thành công và mang tính lâu dài.

Bước 2: Xác định chủ đề bổ trợ cho chủ đề tổng của website

Để mô hình silo được cụ thể và rõ ràng, ngoài chủ đề cốt lõi thôi chưa đủ, bạn cần tìm kiếm các chủ đề con để bổ trợ nội dung cho chủ đề tổng. Để định hướng được các chủ đề bổ trợ, bạn cần phải trả lời những câu hỏi sau đây:

  • Lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu mà bạn đang kinh doanh là gì?
  • Bạn mong muốn truyền tải những kiến thức và giá trị gì liên quan đến sản phẩm cho người dùng?
  • Những lợi ích của sản phẩm?
  • Sản phẩm của bạn sẽ đáp ứng được những nhu cầu nào cho khách hàng?
  • Bạn sẽ bán sản phẩm của mình cho những người dùng như thế nào? Hãy vạch rõ chân dung khách hàng tiềm năng của mình.
  • Khách hàng sẽ có những cảm nhận gì sau khi sử dụng sản phẩm của bạn?

Hãy ghi lại tất cả các câu trả lời cho những câu hỏi trên và bạn sẽ có được một bản phác thảo các chủ đề bổ trợ nên có trên website của mình.

Bước 3: Lập bản đồ phân cấp website

Như đã nói ban đầu, silo cũng giúp phân cấp các chủ đề của website thông qua các internal link. Khi đã xác định được chủ đề cốt lõi và các chủ đề bổ trợ cần có trên website, đó là lúc bạn cần lập bản đồ phân cấp website. Phân cấp website theo các cấp độ như sau:

  • Cấp lớn nhất chính là trang chủ, đại diện cho chủ đề cốt lõi của website
  • Cấp kế tiếp chính là các danh mục chính bổ trợ cho chủ đề cốt lõi
  • Cấp kế tiếp nữa cùng là các danh mục con hoặc các trang nội dung blog

Tùy thuộc vào kích thước website mà bạn quyết định phân cấp thành bao nhiêu cấp độ.

Bước 4: Triển khai các chủ đề website với Silo vật lý

Bạn đã hiểu silo là gì nhưng chưa biết nên áp dụng cấu trúc ảo hay silo vật lý? Vậy hãy xem chúng có ưu điểm gì và nên áp dụng silo nào sẽ tốt hơn nhé!

Đầu tiên, bạn nên thiết lập cấu trúc silo vật lý ngay từ khi bắt đầu một website. Bởi vì, silo vật lý có liên quan đến rất nhiều trang nằm trong cùng một danh mục. Nói cách khách, silo vật lý sẽ ảnh hưởng đến cách cấu trúc URL của cả trang cha mẹ và các trang con trên website.

Cùng xem qua các URL của các trang con trong cùng 1 silo sẽ được hiển thị như thế nào nhé.

https://www.rolex.com/vi/watches/oyster-perpetual.html
https://www.rolex.com/vi/watches/sky-dweller.html
https://www.rolex.com/vi/watches/day-date.html

Chắc hẳn khi nhìn vào 3 URL trên, cả công cụ tìm kiếm cũng như người dùng sẽ biết được cả 3 trang trên được nhóm theo danh mục “/watches/”.

Việc nhóm các trang có nội dung liên quan với nhau vào trong cùng một thư mục sẽ giúp mọi người dễ dàng tìm kiếm được tất cả các thông tin liên quan đến truy vấn hiện tại của họ.

cấu trúc silo là gì
Mô hình silo vật lý

Bước 5: Thiết lập các chủ đề trang web với cấu trúc Silo ảo

Thiết lập các chủ đề trang web với silo ảo nhằm củng cố thêm cho các silo vật lý. Như đã nói ở trên, silo ảo chính là cách sử dụng cấu trúc liên kết nội bộ để liên kết các bài viết liên quan với nhau và nằm trong cùng một silo vật lý.

Nghĩa là các bài viết trong trong cùng một subcategory hoặc category. Nhờ đó, những bài viết có liên quan mật thiết với nhau sẽ được nhóm lại một cụm và tách những bài không liên quan ra khỏi cụm đó.

Lưu ý, chỉ nên liên kết các bài viết trong cùng subcategory hoặc category. Nếu bạn chèn internal link dẫn qua một bài viết nằm ở subcategory hoặc category khác thì đây không phải là silo ảo nữa.

Để triển khai cấu trúc silo ảo hiệu quả, trước hết, bạn cần phân chia từng nhóm các trang có nội dung liên quan chặt chẽ với nhau. Tiếp đến, xác định các Hypertext phù hợp và chèn internal link vào chúng.

Bước 6: Đồng bộ và thống nhất nội dung của website

Ngoài xây dựng chủ đề cốt lõi và chủ đề bổ trợ tốt, triển khai silo vật lý và silo ảo đúng cách, bạn còn cần đồng bộ và thống nhất nội dung của website. Điều này được thể hiện qua mức độ chuyên sâu của từng nội dung bài viết cũng như tất cả mọi bài viết đều hướng về chủ đề cốt lõi.

Nếu bạn không định hướng nội dung tốt, các bài viết lan man không có trọng tâm, không hướng về chủ đề chính thì website của bạn rất khó để có được thứ hạng cao.

Bên cạnh đó, nội dung trên website của bạn cần phải toàn diện, hữu ích và đa dạng. Toàn diện nghĩa là nội dung của bạn phải bao quát hết toàn bộ các chủ đề con và thông tin cần có.

Khi website của bạn có nhiều nội dung hữu ích, người dùng sẽ có xu hướng ở lại lâu hơn và ưu tiên truy cập trong những lần tìm kiếm tiếp theo. Ngoài ra, đa dạng nội dung bằng cách bổ sung các hình ảnh, video, infographic để tạo cảm giác mới mẻ cho người đọc, tránh gây nhàm chán.

Giải đáp các câu hỏi thường gặp khi triển khai cấu trúc Silo

Có lẽ tới đây, bạn đã hiểu được cấu trúc silo là gì và các bước để thực hiện silo. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai silo, không ít người còn gặp khó khăn và dễ bị rối. Cùng xem qua 3 câu hỏi phổ biến thường gặp dưới đây.

Khi nào sử dụng cấu trúc silo?

Bạn có thể sử dụng silo mỗi lần tạo hoặc cập nhật website của mình. Điều này giúp cải thiện SEO cho website. Tuy nhiên, tốt nhất là nên sử dụng silo trong các trường hợp sau nếu bạn vẫn chưa triển khai nó:

  • Khi bạn đang nhắm mục tiêu đến một vài cụm từ khóa cụ thể cho website của mình
  • Khi website của bạn không được cấu trúc logic và khoa học
  • Khi bạn muốn xếp hạng cho một trang cụ thể (trang này sẽ được cấu trúc silo)
  • Khi website của bạn có quá nhiều nội dung nhưng lại không có hoặc ít lưu lượng truy cập tự nhiên
  • Khi bắt đầu xây dựng một website mới. Hãy hiểu rõ lí do cần có cấu trúc silo là gì? Và triển khai silo ngay từ ban đầu sẽ mang lại nhiều lợi ích về mặt SEO cho website.

Có bao nhiêu silo trên mỗi trang web?

Việc tầm quan trọng của cấu trúc silo là gì, có nên thêm vào website không? Và nên có bao nhiêu silo trên mỗi website hoàn toàn phụ thuộc vào chiến lược nội dung và kích thước website của bạn.

Ví dụ, bạn đang ở giai đoạn đầu của chiến lược nội dung thì tốt hơn hết chỉ nên tạo 1 đến 2 silo là vừa đủ. Khi bạn phát triển nội dung của mình thêm chuyên sâu thì lúc này nên thêm nhiều silo mới vào.

Làm thế nào để Research Silo Topics?

Research Silo Topics chính là tìm kiếm những chủ đề con liên quan và bổ trợ cho chủ đề cốt lõi của bạn. Ví dụ như bạn đang kinh doanh phòng tập gym and yoga thì website của bạn nên có các chủ đề con như sau:

  • Chế độ tập luyện
  • Chế độ dinh dưỡng
  • Bí quyết giảm cân
  • Các bài tập chuyên sâu
  • Các dụng cụ hỗ trợ

Thêm một ví dụ khác nữa để bạn dễ hình dung hơn nhé. Dưới đây là các chủ đề con liên quan đến giày:

  • Giày chạy bộ
  • Giày tập luyện
  • Giày đá bóng
  • Giày đạp xe
  • Giày trượt ván
  • Giày đi bộ
  • Giày cử tạ

Để quá trình Research Silo Topics diễn ra dễ dàng hơn, bạn có thể sử dụng các công cụ và tài nguyên khác nhau, cũng như tham khảo thêm website đối thủ.

Kết luận

Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn hiểu được cấu trúc silo là gì, tầm quan trọng của nó đối với SEO cũng như các bước cơ bản để triển khai silo cho website.

Nhìn chung, silo giúp cho “luồng” thông tin có trên website của bạn được “lưu chuyển” dễ dàng và trôi chảy trên toàn bộ website. Do đó, hãy đặt câu hỏi vai trò của cấu trúc silo là gì đối với website và triển khai silo ngay từ khi bắt đầu lập trình website nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *