Mô hình bán hàng B2B là gì ?

Mô hình bán hàng B2B là gì ?

B2B là gì – cụm từ viết tắt của “Business to Business” ám chỉ hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.

B2B ra đời và được rất nhiều doanh nghiệp ưu chuộng bởi giao dịch giữa các doanh nghiệp mang lại lợi ích đa dạng và hiệu quả hơn.

Có thể nói, B2B là hình thức kinh doanh khá quan trọng và đóng vai trò to lớn trong việc tăng doanh thu cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để có được điều đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ càng chiến lược B2B Marketing.

CRM – quản trị quan hệ khách hàng là một công cụ đắc lực trong việc hỗ trợ chiến lược B2B Marketing. Nó sẽ giúp bạn làm điều đó một cách đơn giản (gửi Email Marketing, SMS tự động,Tự động lưu trữ dữ liệu khách hàng…)

B2B là viết tắt của cụm từ Business To Business. Dùng để chỉ hình thức buôn bán, kinh doanh, giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp. Nó bao gồm thương mại điện tử, một số giao dịch diễn ra trong thực tế. Từ việc tư vấn, báo giá cho đến việc lập hợp đồng, mua bán sản phẩm.

Mô hình B2B ngày càng phát triển hơn khi các doanh nghiệp đã và đang sử dụng website thương mại làm phương thức giao tiếp chính. Trong những năm gần đây, tỷ lệ website hướng tới đối tượng là các tổ chức, doanh nghiệp tăng lên so với website hướng đến người tiêu dùng, với con số là từ 76,4% đến 84,4%.

Vai trò trong hoạt động kinh doanh của B2B

Một điểm đặc trưng của mô hình B2B là các doanh nghiệp luôn có một quy trình mua hàng riêng biệt. Giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc mà đem lại nhiều hiệu quả hơn, tăng cơ hội hợp tác giữa nhiều doanh nghiệp khác nhau. Đó là lý do vì sao người tiêu dùng mua hàng bị ảnh hưởng bởi yếu tố cảm xúc. Còn các doanh nghiệp thì chú trọng đến yếu tố logic.

Vì vậy, khi khách hàng của bạn là doanh nghiệp. Thì bạn cần đánh vào tính logic của sản phẩm thay vì yếu tố cảm xúc. Bằng cách tập trung vào đặc điểm, chức năng của sản phẩm. Bạn cần biết rõ bộ phận thu mua có những ai và họ đóng vai trò nào trong quá trình thu mua của công ty khách hàng.

4 mô hình phổ biến hiện này của bán hàng b2b

Dựa vào hình thức hoạt động và bản chất kinh doanh mà mô hình bán hàng b2b được chia làm 4 loại chính như sau:

  1. Mô hình bán hàng b2b thiên về bên bán

Đây là loại hình thường gặp ở Việt Nam. Một công ty sẽ làm chủ một trang thương mại điện tử và cung cấp các dịch vụ, hàng hóa, sản phẩm cho bên thứ ba như doanh nghiệp bán lẻ, sản xuất hoặc người dùng. Vì thế mô hình này cung cấp các sản phẩm với số lượng từ vừa đến lớn.

  1. Mô hình B2B thiên về bên mua

Mô hình này thì ít gặp hơn do phần lớn doanh nghiệp ở Việt Nam đều có nhu cầu bán sản phẩm của mình cho đối tác. Nhưng mô hình này lại hoạt động khá mạnh ở nước ngoài. Các đơn vị kinh doanh sẽ đóng vai trò chính trong việc nhập các sản phẩm, hàng hóa từ bên sản xuất. Sau đó những nơi bán khác sẽ truy cập vào website để báo giá cũng như phân phối sản phẩm.

  1. Mô hình B2B trung gian

Mô hình này sẽ đóng vai trò là cầu nối giữa bên mua và bên bán. Yhông qua một sàn giao dịch thương mại điện tử. Bạn sẽ thấy mô hình này rất phổ biến ở Việt nam. Với những cái tên như Tiki, Lazada, Adayroi, Sendo v.v..

Theo đó, hình thức hoạt động chung sẽ là doanh nghiệp nào có nhu cầu bán. Thì sẽ gửi sản phẩm, dịch vụ lên kênh trung gian này để quảng bá và phân phối. Những tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua. Sẽ xem và đặt hàng dưới sự bảo vệ quyền lợi và tuân theo quy định trên kênh trung gian.

  1. Mô hình bán hàng b2b dạng thương mại hợp tác

Mô hình này cũng tương tự như B2B trung gian. Nhưng mang tính chất tập trung và thuộc quyền sở hữu của nhiều doanh nghiệp hơn. Nó thường được hiển thị dưới dạng các sàn giao dịch điện tử như:

  • Chợ điện tử (e-markets)
  • Chợ trên mạng (e-marketplaces)
  • Sàn giao dịch internet (internet exchanges)
  • Sàn giao dịch thương mại (trading exchanges)
  • Cộng đồng thương mại (trading communities)..

Trên đây là những kiến thức cơ bản về mô hình B2B trong kinh doanh. Hiện nay mô hình này đang trên đà phát triển nhưng vẫn chưa thật sự có bước tiến hay đột phát gì mới mẻ. Vì vậy, để phát triển theo xu hướng này, các doanh nghiệp cần đưa ra những chiến lược, hướng đi mới mẻ hơn. Đồng thời đổi mới các kênh bán hàng, tiếp thị, đầu tư hơn về thiết kế website thương mại điện tử. Như vậy, doanh nghiệp mới có thể thực hiện các giao dịch B2B một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.